ClockChủ Nhật, 04/11/2018 15:08

9 người “nuôi” 1 người

TTH - Theo con số từ Bộ Nội vụ cho biết, số người hưởng lương từ ngân sách vào khoảng 11 triệu người. Tính ra cứ 9 người dân phải “nuôi” một người.

Thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hànhTrong sạch bộ máy, củng cố niềm tinTăng cường tuần tra, kiểm soát lưu động

Con số thống kê này cho chúng ta thấy rõ hơn một vấn đề mà lâu nay lãnh đạo và nhiều nhà nghiên cứu kinh tế trăn trở, đó là, tiền mà Việt Nam chúng ta làm ra có đến chừng 70% là chi tiêu thường xuyên, tức là nuôi bộ máy. Trong chi tiêu của Nhà nước có nhiều việc: Chi thường xuyên, chi trả nợ và chi cho đầu tư phát triển. Một khi chi thường xuyên tăng, chi trả nợ không thể trì hoãn thì chi cho đầu tư phát triển teo tóp lại. Vấn đề là, để đảm bảo cho tăng trưởng kinh tế thì cần chi cho đầu tư phát triển. Nhưng tiền chi cho đầu tư phát triển không đủ nên buộc phải đi vay, mà vay thì tiền trả lãi ngày càng lớn. Nói chung, đây là một vòng chi tiêu hết sức “luẩn quẩn”. Để giải quyết tốt bài toán chi tiêu hợp lý, thúc đẩy tăng tưởng chỉ có một cách là giảm chi tiêu thường xuyên, tức là sắp xếp lại bộ máy nhà nước hợp lý và hiệu quả.

Về mặt số liệu, chúng ta thấy 9 người nuôi 1 người hưởng lương từ ngân sách là quá lớn. Song chúng ta sẽ “giật mình” hơn khi phân tích kỹ con số này.

Ai cũng biết, Việt Nam cơ bản vẫn là một nước nông nghiệp. Tỷ lệ người dân làm nông nghiệp và sống ở vùng nông thôn còn khá cao. Khu vực này, đa số người dân có thu nhập thấp và đóng góp vào ngân sách không nhiều. Như vậy, thực chất không phải 9 người nuôi 1 người hưởng lương mà có thể còn thấp hơn nữa. Suy đến cùng là doanh nghiệp và khu vực làm dịch vụ đang tạo ra của cải để nuôi bộ máy.

Cái khổ là, doanh nghiệp đang làm hết sức mình để tạo nguồn thu cho ngân sách, trong đó góp một phần rất lớn để nuôi bộ máy, đáng lý doanh nghiệp phải nhận được sự trân trọng và tạo mọi điều kiện tốt nhất để họ làm việc thì bộ máy Nhà nước đôi khi lại làm “ngược lại”. Điều này không hề võ đoán mà là thực tế. Hàng năm, cứ nhìn vào những công bố của VCCI (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) về chỉ số năng lực cạnh tranh sẽ thấy, một môi trường tốt cho doanh nghiệp hoạt động rất chậm được cải thiện. Thủ tục hành chính còn nhiều phiền hà; chi phí không chính thức vẫn không được cải thiện nhiều… Nói nôm na là một môi trường minh bạch để cho doanh nghiệp hoạt động vẫn chưa được tạo dựng một cách tốt nhất.

Tất cả những điều nói trên, lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã nhận biết từ lâu và có những chủ trương, chính sách tác động để cải thiện nhưng tình hình vẫn chuyển biến rất chậm.

Đã đến lúc vấn đề giảm mạnh bộ máy, sắp xếp bộ máy làm việc hiệu quả là một nhu cầu bức bách.

Tinh giảm bộ máy liên quan đến vấn đề con người cho nên đây là một việc làm hết sức khó khăn và tốn không ít tiền của. Tuy nhiên với quyết tâm cao, chúng ta tin tưởng sẽ làm được điều này, bởi một số lý do sau:

Về mặt chủ quản: Đảng và Nhà nước đã có quyết tâm chính trị rất cao.

Về mặt khách quan: Đã đến lúc việc tinh giảm bộ máy không làm không được. Bởi “ngân khố” của quốc gia không thể nuôi nổi một bộ máy cồng kềnh, kém hiệu quả. Những đòi hỏi của nền kinh tế chi cho đầu tư phát triển ngày càng lớn; cũng không thể Nhà nước đi vay thêm được nhiều nữa bởi nợ công đã gần đụng trần.

NGUYÊN LÊ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa

Chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản với sự tham gia của hàng trăm học sinh đến từ Nhật Bản và Huế do Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, khai mạc sáng 28/3 tại 16 Lâm Hoằng, TP. Huế.

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa
Việt Nam - Indonesia: Điểm tựa Mỹ Đình

Chưa bao giờ đội tuyển Việt Nam lại bị dư luận phản ứng nhiều như hiện tại. Điều đó đang tác động rất lớn đến tâm lý của thầy trò HLV Philippe Troussier.

Việt Nam - Indonesia Điểm tựa Mỹ Đình
Quốc hội Việt Nam tiếp tục củng cố vị thế tại IPU-148

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, thực hiện chương trình hoạt động đối ngoại năm 2024 của lãnh đạo cấp cao, nhận lời mời của Chủ tịch và Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dẫn đầu đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Đại hội đồng IPU lần thứ 148 (IPU-148) và các hội nghị liên quan tại Thụy Sĩ.

Quốc hội Việt Nam tiếp tục củng cố vị thế tại IPU-148
Return to top