ClockThứ Sáu, 20/10/2017 14:36

9 triệu người thiệt mạng do ô nhiễm năm 2015

TTH.VN - Theo kết quả báo cáo được công bố vào ngày 20/10, cứ 6 người dân sẽ có một người thiệt mạng vì ô nhiễm, nâng tổng số ca tử vong vì lý do này lên 9 triệu người vào năm 2015.

Ô nhiễm không khí liên quan đến 2,7 triệu ca sinh non mỗi nămUNICEF: Cứ 7 trẻ em thì có 1 trẻ sống trong vùng ô nhiễm không khí nặngÔ nhiễm không khí ở Trung Quốc gây biến đổi khí hậu ở Đông ÁHơn 300 triệu người có nguy cơ mắc bệnh từ nước bẩnHội nghị Môi trường LHQ hướng tới “một hành tinh khỏe mạnh”

Cụ thể, 92% trường hợp tử vong đều xảy ra tại các nước có thu nhập trung bình và thấp, nơi ô nhiễm không khí giết chết 6,5 triệu người. Trong đó, gần ½ số lượng người thiệt mạng là công dân của các quốc gia như Ấn Độ và Trung Quốc. Ngoài ra, ¼ trong số 9 triệu trường hợp thiệt mạng được xác nhân là người dân của các nước có tốc độ công nghiệp hóa nhanh như Pakistan, Bangladesh, Madagascar và Kenya.

Một người dân đạp xe dưới bầu trời đầy khói bụi ở Ấn Độ. Ảnh: CNA

Ông Karti Sandilya, thành viên của tổ chức phi chính phủ Trái Đất sạch (Pure Earth) nhấn mạnh: "Ô nhiễm và các chủng bệnh gây ra từ ô nhiễm ảnh hưởng lớn đến tầng lớp người nghèo, không có đủ quyền lợi và những nạn nhân dễ bị ảnh hưởng, không có tiếng nói trên thế giới”.

Ngoài ra, với tổn thất về phúc lợi toàn cầu vào khoảng 4,6 nghìn tỷ USD mỗi năm, chi phí sử dụng cho các trường hợp tử vong và điều trị cho các bệnh nhân mắc bệnh do ô nhiễm gây ra cũng tập trung ở các nước đang phát triển.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, bình quân hằng năm, các nước có thu nhập thấp sẽ phải trả 8,3% tổng thu nhập quốc gia cho các vấn đề liên quan đến ô nhiễm, trong khi con số này ở các quốc gia phát triển là khoảng 4,5%. Bên cạnh đó, ô nhiễm không khí là nguyên nhân quan trọng nhất, ảnh hưởng lớn nhất đến sự sống và chất lượng sống của người dân toàn cầu, theo sau là ô nhiễm nguồn nước và các nguồn ô nhiễm khác.

Được biết, ô nhiễm không khí ngoài trời đến từ lượng khói thải ngày càng nhiều của các phương tiện giao thông. Trong khi ô nhiễm trong nhà là tác hại từ hành động đốt than, gỗ, chất thải cây trồng và gas trong sinh hoạt sưởi ấm và nấu ăn. Các chủng bệnh thường gặp bao gồm: ung thư phổi, ung thư bàng quang, suy thận và tim mạch.

Nhằm khắc phục tình trạng trên, nhiều tổ chức thế giới đã ban bố “lời kêu gọi hành động” với mục tiêu “Đấu tranh với ô nhiễm là một trận chiến có thể thắng lợi... Các thế hệ hiện tại và tương lai xứng đáng với một thế giới không có ô nhiễm”

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Năm 2023, thế giới đã gây ra 2,3 tỷ tấn rác thải đô thị

Trong một báo cáo ngày 28/2, Liên Hiệp Quốc cho biết thế giới đã tạo ra 2,3 tỷ tấn rác thải đô thị vào năm ngoái và lượng rác thải này ước tính sẽ tăng thêm 2/3 vào năm 2050, đồng thời cảnh báo về những tổn thất nặng nề đối với sức khỏe, nền kinh tế và môi trường.

Năm 2023, thế giới đã gây ra 2,3 tỷ tấn rác thải đô thị
Return to top