ClockThứ Sáu, 10/04/2020 06:00

90 năm, những dấu son lịch sử

TTH - Tháng Tư này, Đảng bộ tỉnh tròn 90 năm ra đời. Từ Canh Ngọ đến Canh Tý hôm nay, Đảng bộ đã lãnh đạo, đồng hành với Nhân dân vượt qua muôn vàn thử thách, góp phần vào thắng lợi vẻ vang của Đảng và của dân tộc.

Kỷ niệm 89 năm Ngày thành lập Đảng: Mùa xuân, ước vọng và niềm tinDấu son lịch sửXứng đáng với niềm tin của Đảng và Nhân dân

Thừa Thiên Huế hướng đến thành phố trực thuộc Trung ương theo hướng đô thị “Di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh”. Ảnh: Đình Thắng

Những mốc son chói lọi

Mùa xuân Canh Ngọ 1930, tại Bến Ngự, hội nghị hợp nhất được tiến hành và Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế ra đời, đưa sự nghiệp cách mạng sang bước ngoặt mới.

Ngay từ khi mới ra đời, Đảng bộ tỉnh đã lãnh đạo Nhân dân tham gia tích cực các phong trào cách mạng rộng lớn.

Vượt qua làn sóng khủng bố của kẻ thù, đầu năm 1945, một Đảng bộ trẻ mới 15 tuổi đã lãnh đạo Nhân dân khẩn trương chuẩn bị đón thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền.

Ngày 23/8, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Huế giành thắng lợi rực rỡ, vua Bảo Đại thoái vị, trao ấn kiếm cho cách mạng dưới sự chứng kiến của hàng vạn người dân. Hào khí và thắng lợi của cách mạng tháng Tám ở Huế đã góp phần quyết định triệt để vào thắng lợi trọn vẹn của Tổng khởi nghĩa giành chính quyền Cách mạng tháng Tám trong cả nước, đánh dấu bước trưởng thành quan trọng của Đảng bộ, cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới, độc lập dân tộc và Nhân dân làm chủ.

Sau Cách mạng tháng Tám, Đảng bộ tỉnh với tinh thần tự lực, tự cường đã lãnh đạo Nhân dân xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng, diệt “giặc đói”,“giặc dốt”, chống giặc ngoại xâm. Trong kháng chiến chống Pháp, Đảng bộ, quân và dân trong tỉnh đã vượt mọi gian khổ, tiến hành kháng chiến “toàn dân, toàn diện”, viết nên những thắng lợi vang dội.

Suốt 9 năm, quân và dân ta đã hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ chiến đấu ở vùng sau lưng địch, vừa làm tròn nghĩa vụ quốc tế với nước bạn Lào, Campuchia, chia lửa với chiến trường Tây Bắc, góp phần vào thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ, kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Với những thành tích to lớn ấy, quân và dân ta đã vinh dự được nhận cờ luân lưu “Quyết chiến quyết thắng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh trao tặng.

Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, đáp lời kêu gọi thiêng liêng của Bác Hồ “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, với quyết tâm “Đảng bám dân, dân bám đất, một tấc không đi, một ly không rời”, Đảng bộ đã phát động cuộc chiến tranh Nhân dân theo phương châm “Hai chân, ba mũi trên ba vùng chiến lược”, kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, phát triển cơ sở cách mạng ở nông thôn, đồng bằng và đô thị; xây dựng căn cứ địa cách mạng ở miền núi. Toàn tỉnh đã dấy lên phong trào đấu tranh sôi nổi từ thành thị đến nông thôn, miền núi. Điển hình là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968, quân và dân ta đã làm chủ TP. Huế suốt 26 ngày đêm, góp phần đánh bại “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ, buộc chúng phải xuống thang ngồi vào bàn đàm phán. Là một trong ba ngọn cờ đầu của chiến tranh nhân dân ở miền Nam chống Mỹ, quê hương ta vinh dự được Bác Hồ gửi thư khen ngợi và được trao tặng danh hiệu “Tiến công, nổi dậy, anh dũng, kiên cường”.

 Mùa xuân năm 1975, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, với khí thế thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chỉ trong 22 ngày đêm, quân và dân ta đã cùng với các lực lượng quân giải phóng tiến công từ bên ngoài, nổi dậy từ bên trong giành quyền làm chủ. Ngày 26/3, lá cờ cách mạng tung bay trên bầu trời Cố đô, đánh mốc son lịch sử Thừa Thiên Huế hoàn toàn giải phóng, góp phần quan trọng làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc, cùng cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Quê hương ngày càng đổi mới

Sau giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, toàn tỉnh bước vào một thời kỳ mới còn nhiều khó khăn, phức tạp. Đảng bộ tỉnh đã lãnh đạo quân và dân tập trung xây dựng, củng cố và bảo vệ chính quyền cách mạng, ổn định đời sống Nhân dân; khắc phục hàn gắn vết thương chiến tranh và cải tạọ kinh tế - xã hội. Phấn đấu không mệt mỏi đó đã được Trung ương ghi nhận: “Thừa Thiên Huế là một tỉnh gặp khó khăn nhất, nhưng cũng là địa phương sớm ổn định tình hình, nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh”.

13 năm hợp nhất trong tỉnh Bình Trị Thiên, với tinh thần “Vì cả nước, với cả nước”, Đảng bộ các huyện và TP. Huế đã tập trung khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội, xung kích trong việc xây dựng mô hình kinh tế trọng điểm, vừa cải tạo quan hệ sản xuất cũ, rà phá bom mìn, khai hoang phục hóa, thủy lợi hóa, tìm bước đi thích hợp, vượt qua khó khăn của thời gian dài thời kỳ bao cấp.

Trong công cuộc đổi mới, Đảng bộ tỉnh đã lãnh đạo tìm tòi một cơ cấu kinh tế thích hợp, tập trung lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xác định rõ các ngành trọng điểm, các vùng kinh tế, các chương trình kinh tế - xã hội trọng điểm.

45 năm từ khi đất nước thống nhất, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Thừa Thiên Huế hôm nay đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc cả về quy mô, tầm vóc, diện mạo, tạo thế và lực mới trên con đường phát triển và hội nhập. Nền kinh tế từng bước tăng trưởng theo hướng xanh và bền vững; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực dựa trên khai thác các tiềm năng, lợi thế về văn hóa, di sản, giáo dục, y tế và các dịch vụ du lịch. Hệ thống cơ sở hạ tầng không ngừng được đầu tư, cải thiện. Hệ thống giao thông kết nối, chấm dứt tình trạng chia cắt giữa các vùng, miền, nhất là vùng đồng bằng, ven biển. Ngành du lịch, công nghiệp, dịch vụ ngày càng phát triển, thu hút nhiều dự án, các nhà đầu tư...

Những thành quả đạt được sau 90 năm qua là nền tảng vững chắc để Đảng bộ Thừa Thiên Huế tiếp tục lãnh đạo xây dựng tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo hướng đô thị “Di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh” như Nghị quyết số 54 của Bộ Chính trị đã mở lối.

Nguyên Anh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dạy học nội khóa tại di tích lịch sử

Thực hiện Nghị quyết số 29 – NQ/TW “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”, phát triển phẩm chất, năng lực của người học, Trường THPT Hai Bà Trưng đã xây dựng mô hình “Trường học gắn với cuộc sống”, với việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tham quan trải nghiệm và dạy học nội khóa tại thực địa.

Dạy học nội khóa tại di tích lịch sử
Làm rõ quá trình giao lưu tiếp xúc văn hóa Pháp - Việt trong phong trào Duy Tân

Nhiều vấn đề liên quan đến các lĩnh vực như kinh tế, lịch sử, văn hóa, dân tộc học, khảo cổ học, ngôn ngữ học... trong Phong trào Duy Tân đã được các chuyên gia bàn luận, trao đổi tại hội thảo quốc tế “Quá trình Duy Tân tại Huế và Trung bộ trong thời kỳ Pháp thuộc” diễn ra tại TP. Huế ngày 19/12.

Làm rõ quá trình giao lưu tiếp xúc văn hóa Pháp - Việt trong phong trào Duy Tân
Dạy và học môn lịch sử chưa được như kỳ vọng

Đó là nhận định được các đại biểu đưa ra tại hội thảo khoa học “Đổi mới phương pháp dạy học bộ môn lịch sử trong giai đoạn hiện nay” được Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế) tổ chức sáng 13/12.

Dạy và học môn lịch sử chưa được như kỳ vọng
Return to top