ClockThứ Tư, 27/07/2016 05:01

99% gia đình chính sách có mức sống ổn định

TTH - Công tác đền ơn đáp nghĩa đã được xã hội hóa, đời sống gia đình chính sách và người có công phần lớn đã ổn định. Các tổ chức xã hội, cá nhân thể hiện tấm lòng tri ân, được nhân rộng thành nghĩa cử cao đẹp trong đời sống văn hóa của Nhân dân.

Hàng ngàn ngôi nhà tình nghĩa

Trong ngôi nhà kiên cố, rộng 60 m2, ông Phan Dân (67 tuổi), trú tại xã Phú Xuân (huyện Phú Vang) phấn khởi, tâm sự: “Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương quan tâm tạo điều kiện nên tôi có cuộc sống ổn định. Ốm đau đều được chính quyền địa phương quan tâm’. Căn nhà của ông Dân được xây dựng với kinh phí 120 triệu đồng, trong đó Bộ Quốc phòng tặng 60 triệu đồng, số còn lại do gia đình góp thêm. Trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước, ông trực tiếp chiến đấu ở chiến trường Trị Thiên - Huế. Trong chiến dịch Xuân 1968, ông bị thương nặng trong một trận chiến ác liệt chồng địch càn quét. Sau đó, ông bị bắt và tù đày tại Lao Thừa Phủ. Khi được trả tự do, ông được anh trai đưa về quê chăm sóc nhưng cuộc sống gia đình khó khăn do mất sức lao động. Mong ước được sống trong căn nhà mới của gia đình ông giờ đã thành hiện thực.

Viếng nghĩa trang liệt sĩ huyện Phong Điền 

Chương trình hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho người có công với cách mạng đã từng bước nâng cao mức sống, bảo đảm chỗ ở ổn định cho người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh. Các địa phương trong tỉnh đã tích cực vận động kêu gọi các nhà hảo tâm hỗ trợ nguồn lực xây dựng Quỹ “Đền ơn, đáp nghĩa”. Từ năm 2008 đến nay, tàn tỉnh đã hỗ trợ xây dựng mới và sửa chữa trên 2.500 ngôi nhà tình nghĩa, với tổng kinh phí gần 60 tỷ đồng. Số tiền được Nhà nước hỗ trợ được xem là chất xúc tác để các hộ cố gắng huy động mọi nguồn lực để có những nhà mới đàng hoàng, khang trang.          

Phong trào “Đền ơn, đáp nghĩa” được thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú, nhất là công tác vận động gây quỹ và tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa, được xã hội tham gia, hưởng ứng tích cực. Nhiều chủ trương đã có sức lan tỏa sâu rộng, huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị cùng tham gia. Chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với người có công về giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm y tế, lồng ghép nhiều chương trình khác như: vay vốn ưu đãi, giải quyết việc làm, hỗ trợ phương tiện sản xuất, sinh kế…

Bà Phan Thị Hoá, Trưởng phòng Lao động TB&XH huyện Quảng Điền cho biết: “Đời sống người có công trên địa bàn đều ổn định. Những hộ gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn do neo đơn, già yếu đã được chính quyền địa phương có phương án hỗ trợ. Đối với những gia đình chính sách có nhu cầu vay vốn ưu đãi đều được xem xét giải quyết. Mọi chính sách mới đều được tuyên truyền, phổ biến kịp thời, đảm bảo quyền lợi cho người có công”.

Tiếp sức cho gia đình chính sách

Các cấp, ngành đã chú trọng việc phát triển đa dạng ngành nghề, giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là công tác tư vấn và trợ giúp con em các gia đình chính sách, người có công với cách mạng đi xuất khẩu lao động. Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, giải quyết việc làm ở hầu hết các địa phương đều tạo điều kiện cho con của người có công tham gia. Ông Hồ Bòn, trú xã A Đớt (huyện A Lưới), một trong những thương binh làm kinh tế giỏi, tâm sự: “Từ khi chính quyền tạo điều kiện vay vốn để chăn nuôi, buôn bán nhỏ, đời sống của gia đình dần dần ổn định. Con tôi được học nghề trồng cao su miễn phí, nên giờ gia đình tôi có một vườn cao su cho năng suất kinh tế hiệu quả”. Các hộ gia đình chính sách ở huyện miền núi A Lưới đều được chăm lo chu đáo, nhất là đối với các gia đình khó khăn, neo đơn, nhiễm chất độc da cam.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu trao tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng năm 2016

 Ngày càng xuất hiện nhiều tấm gương thương binh sản xuất giỏi chiến thắng bệnh tật đáng khâm phục. Họ không chỉ là những anh hùng trong chiến đấu mà còn là các chiến sĩ tiên phong trong trận chiến chống đói nghèo, vươn lên làm giàu. Điển hình trong năm nay là thương binh nặng Nguyễn Thanh Tuấn (Phong Chương, Phong Điền), nhập ngũ, chiến đấu tại chiến trường Campuchia và bị thương nặng (81%). Anh đã nỗ lực trong phát triển kinh tế hộ gia đình với thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Bà Nguyễn Thị Tuất, ở phường Tây Lộc (thành phố Huế), bản thân là bệnh binh, sức khoẻ giảm sút nhưng đã mở cơ sở may mặc, thu hút nhiều lao động vào làm việc và học nghề, trong đó có nhiều người là con em thương binh, gia đình liệt sĩ. Đặc biệt, nhiều thương binh trở thành chủ doanh nghiệp, chủ trang trại đã giúp đỡ con cái đồng đội có công ăn việc làm ổn định. Họ tích cực tham gia hoạt động xã hội, làm từ thiện góp phần giúp cuộc sống của người nghèo ổn định hơn.

Ông Nguyễn Thanh Kiếm, Giám đốc Sở Lao động TB&XH cho biết: Xã hội hoá công tác chăm sóc người có công ngày được đẩy mạnh, trước hết, các cấp uỷ Đảng, chính quyền đã ban hành các nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch hành động, từng bước đưa công tác đền ơn đáp nghĩa vào nề nếp. Tiếp đến, phải kể đến việc phát huy sức mạnh của Nhà nước, cộng đồng, nhất là phát huy mối quan hệ truyền thống tình làng, nghĩa xóm đã hoà quyện vào đạo lý uống nước nhớ nguồn. Đặc biệt, bằng ý chí tự lực, chủ động của chính người có công là yếu tố quyết định để đối tượng chính sách ổn định cuộc sống. Từ sự quan tâm ấy, đến nay, toàn tỉnh có 99% gia đình chính sách có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của người dân nơi cư trú.

Bài, ảnh; Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội

Đó là yêu cầu của UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện HĐQT Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh, ông Nguyễn Thanh Bình tại phiên họp Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh nhằm đánh giá kết quả hoạt động quý I/2024 và triển khai nhiệm vụ các tháng còn lại năm 2024, tổ chức chiều 17/4.

Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội
Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ

Sáng 15/4, Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tổ chức Lễ bàn giao di vật, kỷ vật của liệt sĩ cho thân nhân 2 gia đình liệt sĩ tại Thừa Thiên Huế.

Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ
Lòng biển

“Lòng biển rộng đến chừng nào?”. Khôi vẫn thường hỏi thế mỗi khi lang thang trên bãi biển. Tuy chẳng rõ, nhưng với anh biển mênh mông lắm.

Lòng biển
Thoát nghèo, ổn định cuộc sống

Nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) đã giúp nhiều hội viên, nông dân (HVND) Phong Sơn (Phong Điền) có điều kiện thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Thoát nghèo, ổn định cuộc sống
Không thể “nhỏ hơn”

Ngót nghét cả mấy năm nay nội tôi già ốm. Nội một mình ở quê nên cả nhà tôi thay nhau tối về chăm mệ. Nội vẫn đi lại được nhưng tuổi đã 85 nên biết đâu được “trái gió trở trời”, không thể lường hết mọi chuyện xảy ra ba tôi phải làm ngay lịch phân công để đêm nào cũng có người bên cạnh mệ. Lo ăn sáng cho nội, tôi mới phát hiện ở làng Dã Lê quê tôi nằm cạnh Quốc lộ 1A có một quán cháo gạo lứt cá kho tuyệt ngon. Không chỉ nội mà cha con tôi ăn quen nên ai cũng nghiện.

Không thể “nhỏ hơn”
Return to top