Thế giới

99 trên 100 thành phố có nguy cơ môi trường cao nhất nằm ở châu Á

ClockThứ Năm, 13/05/2021 15:49
TTH.VN - Theo một đánh giá rủi ro được công bố ngày hôm nay (13/5), trong số 100 thành phố trên toàn thế giới dễ bị tổn thương nhất trước các hiểm họa môi trường, có đến 99 thành phố nằm ở khu vực châu Á, và 4/5 thành phố ở Ấn Độ hoặc Trung Quốc.

Bang thứ 2 của Australia cấm sử dụng đồ nhựa dùng một lầnLiên minh châu Âu (EU) cấm xuất khẩu rác thải nhựa sang các nước nghèoÔ nhiễm nhựa ngày càng đáng báo động

Tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng ở thủ đô New Delhi, Ấn Độ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Trên toàn cầu, hơn 400 thành phố lớn với tổng dân số 1,5 tỷ người đang đứng trước nguy cơ "cao" hoặc "cực kỳ cao" do một số hỗn hợp ô nhiễm gây rút ngắn tuổi thọ, nguồn cung cấp nước cạn kiệt, sóng nhiệt nguy hiểm, thiên tai, cũng như biến đổi khí hậu.

Trong số đó, siêu đô thị Jakarta (Indonesia) với tình trạng ô nhiễm, lũ lụt và sóng nhiệt nghiêm trọng được xếp ở vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng.

Tuy nhiên, Ấn Độ, quốc gia có đến 13 trong số 20 thành phố tiềm ẩn nhiều rủi ro môi trường nhất thế giới, có thể phải đối mặt với tương lai đáng lo nhất so với bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới.

Thành phố Delhi đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng do Công ty quản lý rủi ro Verisk Maplecroft tổng hợp, bao gồm 576 thành phố toàn cầu. Các thành phố ở vị trí tiếp theo cũng ở Ấn Độ là Chennai (thứ 3), Agra (thứ 6), Kanpur (thứ 10), Jaipur (thứ 22), và Lucknow (thứ 24). Thành phố Mumbai và khoảng 12,5 triệu dân được xếp ở vị trí thứ 27.

Chỉ nhìn vào ô nhiễm không khí, nguyên nhân gây ra hơn 7 triệu ca tử vong sớm trên toàn thế giới mỗi năm, có đến 1 triệu người chỉ tính riêng ở Ấn Độ. 20 thành phố có chất lượng không khí tồi tệ nhất trên thế giới trong số các khu vực đô thị có ít nhất 1 triệu dân cũng đều nằm ở Ấn Độ.

Được biết, đánh giá ô nhiễm không khí tập trung vào tác động của các hạt cực nhỏ, tàn phá sức khỏe, được gọi là hạt PM2.5.

Ở bên ngoài châu Á, các khu vực Trung Đông và Bắc Phi có tỷ lệ các thành phố "có nguy cơ cao" lớn nhất trên tất cả các loại mối đe dọa cộng lại. Ngoài ra, Lima ở Peru là thành phố duy nhất trong top 100 nói trên không phải ở châu Á.

Tác giả chính của báo cáo, ông Will Nichols nói với Hãng Thông tấn AFP rằng: “Là nơi sinh sống của hơn 1/2 dân số thế giới và là động lực chính của sự giàu có, các thành phố đang phải chịu áp lực nghiêm trọng từ chất lượng không khí kinh khủng, khan hiếm nước và các hiểm họa tự nhiên”.

Cũng theo báo cáo nói trên, 35 trong số 50 thành phố trên toàn thế giới đối mặt cao nhất với ô nhiễm nước là ở Trung Quốc.

Khi nói đến sự nóng lên toàn cầu và các tác động của vấn đề này, trọng tâm chuyển rõ rệt sang khu vực châu Phi cận Sahara, nơi có 40 trong số 45 thành phố dễ bị tổn thương về khí hậu nhất trên hành tinh. Lục địa châu Phi ít chịu trách nhiệm nhất cho tình trạng gia tăng của nhiệt độ toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất, không chỉ vì hạn hán, sóng nhiệt, bão và lũ lụt tồi tệ hơn, mà còn vì lục địa này không được trang bị đủ để đối phó.

Báo cáo lưu ý, 2 thành phố đông dân nhất của châu Phi là Lagos và Kinshasa, nằm trong số những thành phố có nguy cơ cao nhất. Các thành phố đặc biệt dễ bị tổn thương khác bao gồm Monrovia, Brazzaville, Freetown, Kigali, Abidjan, và Mombasa.

Lê Thảo (Lược dịch từ Business Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhận biết và phòng ngừa dịch cúm gia cầm

Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm (DCGC), ngày 23/4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh tổ chức hướng dẫn cách nhận biết và các biện pháp phòng trừ DCGC. Mục tiêu là hạn chế thấp nhất vi rút DCGC lây nhiễm và gây tử vong cho người, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và giảm thiểu thiệt hại cho ngành chăn nuôi.

Nhận biết và phòng ngừa dịch cúm gia cầm
Dubai và nhiệm vụ dọn dẹp thành phố quy mô lớn sau lũ

Dubai, một thành phố trên sa mạc nổi tiếng về vẻ đẹp hiện đại phải đối mặt với nhiệm vụ nặng nề là dọn sạch những con đường bị ngập nước và “giải cứu” những ngôi nhà chìm trong nước 2 ngày sau khi một cơn bão kỷ lục quét qua khiến Dubai hứng chịu những trận mưa lớn, với lượng mưa trong một năm đã đổ xuống chỉ trong một ngày.

Dubai và nhiệm vụ dọn dẹp thành phố quy mô lớn sau lũ
Xây dựng môi trường lao động an toàn

Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong lao động, sản xuất được doanh nghiệp (DN), các cấp công đoàn chủ động thực hiện nhằm hạn chế tối đa mọi rủi ro gây ra.

Xây dựng môi trường lao động an toàn
Return to top