ClockThứ Hai, 25/11/2019 14:00

9X mê nông nghiệp

TTH - Trên vùng đất quanh co, đồi dốc của xã Lộc Bình (Phú Lộc), có một chàng trai trẻ đang đổ mồ hôi, công sức làm nên mô hình chăn nuôi mới. Đó là Nguyễn Thanh Trung, với niềm đam mê nông nghiệp bền bỉ.

Ô nhiễm nguồn nước từ nước thải nông nghiệpPhát triển nông nghiệp hữu cơ ở Đông Nam ÁTạo động lực phát triển ngành nông nghiệp

Đam mê nông nghiệp thôi thúc Thanh Trung về quê khởi nghiệp

Khi chúng tôi tìm đến trang trại, Nguyễn Thanh Trung đang vệ sinh khu chuồng nuôi gà. Chàng trai thạo việc này đã bôn ba khắp nơi trước khi trở về quê hương lập nghiệp.

Lộc Bình là vùng đất của đầm phá, của núi đồi. Vì thế kinh tế của người dân quanh năm trông chờ vào nuôi cá, trồng tràm, keo. Mỗi năm thêm đôi vụ lúa. Cuộc sống mưu sinh vất vả, kinh tế eo hẹp, thế nhiều thanh niên chấp nhận ly hương, mong tìm kiếm cơ hội nơi xứ người.

Gia đình của Trung (thôn Hòa An) cũng thế, chật vật để mưu sinh. Năm lớp 9, gia cảnh khó khăn, chàng trai Lộc Bình chấp nhận nghỉ học, vào TP. Hồ Chí Minh tìm việc.

Trúng tuyển nghĩa vụ quân sự, Trung lên đường nhập ngũ. Đến năm 2012 trở về làng, canh cánh trong lòng chàng trai trẻ là nỗi trăn trở làm sao sống được và phải hơn thế nữa, sống tốt ở quê hương.

Trung chia sẻ: “Mong ước là vậy, nhưng gánh nặng cơm áo khiến mình một lần nữa ly hương. Từ năm 2013 đến năm 2018, mình làm thợ may tại TP. Hồ Chí Minh. Công việc khá suôn sẻ, nhưng mong ước về quê lập nghiệp vẫn thôi thúc”.

Một lần nữa, nỗi nhớ quê và ý chí mạnh mẽ của một người trẻ đã thôi thúc Nguyễn Thanh Trung hồi hương. Với tất cả tiền dành dụm, chắt chiu bao năm may cần mẫn, chàng trai 9X quyết chí trở về. Giữa bao nhiêu trăn trở, Nguyễn Thanh Trung lựa chọn một hướng đi mới, chưa từng xuất hiện tại địa phương, đó là mô hình nuôi gà và giun quế.

Chàng trai sinh năm 1991 cho biết: “Giun quế rất giàu đạm, phù hợp để làm thức ăn cho gia cầm, thủy sản. Phân giun cũng là loại phân bón giàu dinh dưỡng. Vì thế bước đầu mình nuôi gà kết hợp với giun quế, về sau sẽ có nhiều hướng mở. Cụ thể là gia súc, cá, cây ăn quả”.

Trình độ lớp 9, lại là thợ may lành nghề, thế nhưng với niềm đam mê nông nghiệp không ngơi nghỉ, Nguyễn Thanh Trung đã không ngừng học hỏi để theo đuổi đam mê. Ngoài giờ làm việc cật lực (nhiều hôm may gia công đến 12 giờ đêm), chàng trai 9X chăm chỉ lên mạng tìm tòi kiến thức.

Nhìn trại nuôi giun quế rộng 45m2 được đầu tư bài bản, chắc chắc, kiên cố; đường ra vào, hố ủ phân, xe vận chuyển ngăn nắp, khoa học, chúng tôi thầm cảm phục chàng thợ may trẻ. Với óc sáng tạo, Nguyễn Thanh Trung đã tự chế biến loại thức ăn đặc biệt cho đàn gà của mình. Đó là hỗn hợp các loại hạt và cua, cá (tận dụng từ nguồn thủy sản phong phú tại địa phương) để bổ sung chất dinh dưỡng.

Nhắc đến Thanh Trung, ông Trương Dũng, Thôn trưởng thôn Hòa An cho biết: “Giờ đây bà con không chỉ biết đến trồng rừng hay nuôi cá. Những nỗ lực xây dựng trang trại của Trung đã thổi một luồng gió mới vào đời sống kinh tế của thôn”.

Đàn gà 1.000 con của chàng trai 9X đang phát triển ổn định. Chỉ trong một tháng nữa sẽ cho thu nhập. Từ những sinh khối ban đầu, giun đang sinh sôi, phát triển tốt, hiện tại diện tích đã đạt 25m2.

“Với giá 20.000 đồng/kg sinh khối, mỗi m2 giun quế giống cho thu nhập 500.000 đồng. Đây là loài cho giá trị khai thác lâu dài, chỉ cần bổ sung thức ăn sẽ nhanh chóng gia tăng số lượng”, Thanh Trung nói.

Mong muốn hiện tại của Trung là sẽ được hỗ trợ tập huấn, vay vốn để mở rộng quy mô trại chăn nuôi, đa dạng thêm vật nuôi (gia súc như bò, trâu). Với tiềm năng mặt nước lớn, trong tương lai, chàng trai mê nông nghiệp sẽ phát triển thêm mô hình cây ăn quả, nuôi cá bằng giun quế, biến trang trại thành mô hình khép kín.

Bài, ảnh: Mai Huế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hỗ trợ mô hình sinh kế cho hộ nghèo tại Phú Lộc

Ngày 7/4, Tỉnh đoàn - Hội LHTN Việt Nam tỉnh phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ Thanh thiếu nhi Việt Nam tổ chức chương trình trao mô hình sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Phú Lộc.

Hỗ trợ mô hình sinh kế cho hộ nghèo tại Phú Lộc
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
Dùng 20 triệu đồng “buôn” ma túy, lĩnh án 17,5 năm tù

Chiều 3/4, Toà án Nhân dân tỉnh tuyên phạt 17 năm 6 tháng tù với hai bị cáo Huỳnh Hạnh (SN 1993) và Hoàng Như Nghĩa (SN 2000, cả hai đều trú tại thị trấn Phú Lộc, huyện Phú Lộc) về tội “mua bán trái phép chất ma tuý”.

Dùng 20 triệu đồng “buôn” ma túy, lĩnh án 17,5 năm tù
Phú Lộc: Tập trung nguồn lực giảm nghèo và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia

Chiều 1/4, Huyện ủy Phú Lộc tổ chức hội nghị lần thứ 16, khóa XV (mở rộng), nhiệm kỳ 2020 - 2025 để đánh giá sơ kết 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 04 của Huyện ủy về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 - 2025; Nghị quyết 05 của Huyện ủy về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 và thực hiện quy trình rà soát, bổ sung quy hoạch Ban Chấp hành Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Phú Lộc Tập trung nguồn lực giảm nghèo và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia
Return to top