ClockThứ Năm, 10/07/2014 10:26

A Lưới cải thiện môi trường nông thôn

TTH - Cải thiện chất lượng vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn huyện A Lưới đang là vấn đề cấp bách. Nhiều giải pháp mang tính đồng bộ đã được huyện tập trung triển khai, từng bước xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại.

Trên đường dẫn vào trung tâm xã Nhâm, chúng tôi chứng kiến không khí tất bật của bà con nơi đây đang dọn dẹp vệ sinh môi trường. Người làm cỏ, kẻ quét dọn, đào đất, thu gom rác... chẳng mấy chốc các tuyến đường sạch đẹp hẳn. Anh Phạm Minh Cải, Chủ tịch UBND xã Nhâm bảo: Công tác quản lý thu gom rác thải trên địa bàn được các tổ chức đoàn thể phân công thực hiện. Các hội viên phụ nữ, đoàn viên thanh niên ở các thôn được tổ chức thành các đội công tác và tiến hành thu gom rác ở các tuyến đường chính, khu vực đông dân cư... Các đội thu gom rác hoạt động vào các giờ cố định và có kẻng báo cho người dân nhằm hạn chế tình trạng đổ rác bừa bãi ra đường. Địa phương tích cực tuyên truyền, huy động các tổ chức Đoàn, Hội tiến hành giúp mỗi hộ dân đào một hố chôn lấp rác, vận động các hộ dân có điều kiện xây dựng bể lọc chứa nước sinh hoạt, xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh; phối hợp nhân rộng mô hình này ra khắp các thôn, bản, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng, góp phần đẩy mạnh việc xây dựng nếp sống văn minh đô thị ở địa phương.

 
 Đưa hệ thống cung cấp nước sạch ở xã Đông Sơn vào hoạt động

Hiện tại, A Lưới có 85% số hộ dùng nước hợp vệ sinh, nhưng chỉ có 62,74% hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh ổn định. Toàn huyện còn 38,96% số hộ dân và 85% các nhà sinh hoạt cộng đồng thôn, làng, tổ dân phố chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh. Theo đề án cải thiện chất lượng vệ sinh môi trường nông thôn, A Lưới phấn đấu đến năm 2018 có 95% số hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh ổn định và có nhà tiêu hợp vệ sinh, 80-90% số hộ có hố chôn lấp rác và chuồng trại gia súc hợp vệ sinh, 100% nhà sinh hoạt cộng đồng có nhà vệ sinh và hàng rào bảo vệ…

Mô hình ở xã Nhâm là tín hiệu đáng mừng. A Lưới còn gặp nhiều khó khăn, như thiếu nước sinh hoạt hợp vệ sinh, rác thải bừa bãi, chuồng trại gần nhà, thả rông gia súc còn phổ biến ở các thôn, làng gây mất vệ sinh môi trường; cảnh quan đường làng ngõ xóm chưa được quan tâm đúng mức… Đây thực sự là vấn đề cấp bách đang đặt ra đối với A Lưới trong tiến trình xây dựng nông thôn mới.

A Lưới tập trung xây dựng và triển khai Đề án “Cải thiện chất lượng vệ sinh môi trường nông thôn để nâng cao sức khỏe cộng đồng giai đoạn 2014 - 2018” với nhiều giải pháp đồng bộ. Bắt tay vào thực hiện đề án, huyện A Lưới huy động cả hệ thống chính trị đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân tích cực bảo vệ môi trường. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện và các tổ chức đoàn thể đưa nội dung tuyên truyền về cải thiện chất lượng vệ sinh môi trường nông thôn vào kế hoạch hàng năm của cơ quan, đơn vị mình, như cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, phong trào “5 không, 3 sạch”, phong trào thanh niên tình nguyện hè... Một cách làm hay là các địa phương, đơn vị đưa chỉ tiêu về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn vào quy ước, hương ước của làng, thôn, tổ dân phố; xem đây là tiêu chí quan trọng để đánh giá và công nhận danh hiệu gia đình, làng, thôn, tổ dân phố, cơ quan, đơn vị đạt tiêu chuẩn văn hóa. Đồng thời, mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, cán bộ thôn, làng, tổ dân phố, người có uy tín đi đầu trong việc ăn ở sạch sẽ, hợp vệ sinh, chỉnh trang nhà cửa, sân vườn, chuồng trại nuôi nhốt gia súc, gia cầm, vệ sinh đường làng, ngõ xóm; xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh, đào hố chôn lấp rác, đảm bảo vệ sinh môi trường. Từ đó, tích cực vận động các gia đình, người thân, cộng đồng dân cư hưởng ứng làm theo.
Anh Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện A Lưới cho biết: “Huyện đã tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đối với công tác này thông qua việc ban hành các nghị quyết, chỉ thị về nước sạch và vệ sinh môi trường. Nâng cao vai trò tham mưu và điều hành của ngành y tế trong việc thực hiện đề án, trong đó lựa chọn xã làm điểm để rút kinh nghiệm, sau đó triển khai nhân rộng trên địa bàn huyện”.
Một giải pháp căn cơ là UBND huyện A Lưới xây dựng cơ chế tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích, huy động nguồn lực trong nhân dân và các tổ chức phi Chính phủ đầu tư vào lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Đồng thời, đẩy mạnh chính sách ưu đãi về vốn tín dụng từ Ngân hàng chính sách xã hội huyện cho các hộ gia đình được tiếp cận với mục tiêu đảm bảo về nước sạch và vệ sinh môi trường. Tiến hành đầu tư từ ngân sách Nhà nước trên cơ sở lồng ghép các Chương trình mục tiêu Quốc gia và kết hợp các nguồn lực để triển khai thực hiện dự án về nước sạch và vệ sinh môi trường. Trong đó, ưu tiên bố trí vốn để thực hiện các công trình cấp nước và nhà vệ sinh cho các hộ dân vùng khó khăn, đặc biệt là hộ nghèo, hộ cận nghèo. Anh Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định: A Lưới phấn đấu để mọi người dân đều được sống trong môi trường có chất lượng, nâng cao sức khoẻ cho cộng đồng, góp phần xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại, phù hợp với thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Bài, ảnh: Bá Trí
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở

Cùng với cả nước, trong tháng 4 này, Thừa Thiên Huế đồng loạt ra quân và tăng tốc thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024. Với sự trợ giúp từ phần mềm CAPI (một mô-đun phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn thực địa chuyên dụng) trên thiết bị điện tử đã giúp các lực lượng điều tra viên “tăng tốc” trong quá trình thực hiện điều tra.

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở
163 đề tài tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh năm 2024

Sáng 14/4, tại Trường THCS Nguyễn Tri Phương, Ban Tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tổ chức lễ khai mạc triển lãm và chấm thi Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh lần thứ XVII, năm 2024. Tham dự có ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ngành cùng giáo viên, học sinh các đơn vị dự thi.

163 đề tài tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh năm 2024
Nâng hạng chỉ số DTI

Những năm qua, Thừa Thiên Huế luôn nằm trong tốp đầu về chỉ số chuyển đổi số. Song năm 2023, qua rà soát, trong Bộ chỉ số chuyển đổi số có nhiều nhóm tiêu chí không đạt bền vững, do vậy cần những giải pháp căn cơ để chuyển đổi số trở thành chìa khóa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Nâng hạng chỉ số DTI
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

TIN MỚI

Return to top