Thể thao trong nước

A Lưới chú trọng phát triển thể thao

ClockThứ Tư, 07/06/2017 13:41
TTH - Năm năm trở lại đây, huyện A Lưới có bước phát triển mạnh mẽ về phong trào thể dục thể thao (TDTT). Đáng mừng, đồng bào các dân tộc thiểu số xem thể thao là hoạt động thường nhật.

Chuyển biến tích cực

Chiều cuối tuần tại A Lưới, các sân chơi bóng đá, bóng chuyền, cầu lông luôn sôi động. Đồng bào nơi đây tham gia rất đông và thể hiện lối chơi có kỹ thuật, chứng tỏ sự tập luyện trước đó rất kỹ. Anh Rapat Rương, cán bộ văn hóa - thông tin xã A Đớt, chia sẻ: “Chiều nào chúng tôi cũng chơi thể thao, nhất là bóng chuyền, thu hút cả nam lẫn nữ. Nhờ siêng năng tập luyện nên 2 năm gần đây, A Đớt luôn đạt giải nhất môn bóng chuyền ở giải thể thao của huyện”.

Người dân A Lưới thi đấu môn đẩy gậy tại Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi tỉnh - 2017

Theo thống kê từ Phòng Văn hóa và Thông tin huyện A Lưới, hiện toàn huyện có hơn 11.000 người tập luyện TDTT thường xuyên (chiếm 22% dân số toàn huyện). Công tác giáo dục thể chất trong trường học được tăng cường, trong đó 100% số trường được đảm bảo chương trình ngoại khóa và có trên 90% số học sinh đạt tiêu chuẩn rèn luyện thể thao thường xuyên. Sự “nhập cuộc” tốt của người dân trong phong trào TDTT là cơ sở để hệ thống cơ sở vật chất thể thao (của Nhà nước và tư nhân) ra đời. Đến nay, toàn huyện có 4 nhà thi đấu cầu lông, 35 sân bóng đá (trong đó có 2 sân cỏ nhân tạo), 100 sân bóng chuyền đơn giản và 4 điểm tập bóng bàn đáp ứng nhu cầu rèn luyện TDTT, vui chơi giải trí của Nhân dân.

Bà Lê Thị Thêm, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện A Lưới cho biết, các lễ hội truyền thống, ngày hội văn hóa - thể thao, hội khỏe Phù Đổng trong các trường học là cơ hội để các đơn vị tập luyện, thi đấu thể thao. Hằng năm, tuyến cơ sở cũng tổ chức các hoạt động thể thao toàn thôn, toàn xã gắn với các ngày kỷ niệm lớn của quê hương, đất nước. A Lưới cũng có nhiều lãnh đạo tích cực tham gia tập luyện TDTT cùng người dân. “Giai đoạn chuẩn bị cho Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân 2017, sáng nào cán bộ cũng tập chạy. Họ vừa chạy vừa động viên chúng tôi cố gắng”, ông Hồ Nhật Tân, trú xã A Ngo nói.

Bà Thêm cho biết, để phát triển các môn thể thao trong đồng bào dân tộc thiểu số A Lưới, huyện triển khai tốt đề án “Phát triển thể dục thể thao quần chúng huyện A Lưới, giai đoạn 2014 - 2020”. Trong đó, chú trọng phát huy vai trò của các cấp ủy Đảng, nâng cao việc làm gương của cán bộ, đảng viên trong việc tập luyện TDTT.

Góp lực lượng cho thể thao tỉnh

Ông Lê Ngọc Tư, Trưởng phòng Quản lý TDTT (Sở Văn hóa và Thể thao) đánh giá, công tác đào tạo chiếm một phần rất quan trọng trong việc phát triển thành tích của VĐV, song cơ bản VĐV phải có đam mê và năng khiếu. Muốn phát hiện được nhân tố thì tuyến cơ sở phải có phong trào tốt. “Hiện nay phong trào tập luyện thể thao tại A Lưới cải thiện tích cực, các thiết chế cơ sở vật chất thể thao đã và đang được đầu tư. Liên đoàn Bóng đá Na uy cũng giúp phát triển bóng đá trường học và từng có cầu thủ được tuyển chọn vào đội tuyển trẻ của quốc gia. Với xu thế hiện nay, tương lai A Lưới có thể đóng góp lực lượng cho thể thao tỉnh”, ông Tư nói.

Hiện, một số bộ môn của tỉnh thường xuyên có các đợt tuyển quân tại A Lưới, nhất là Karatedo. HLV Lê Văn Lộc, Trưởng bộ môn Karatedo Thừa Thiên Huế, chia sẻ: “Chúng tôi vừa thành công với trường hợp Hồ Thị Hạ là người con dân tộc Pa Cô, A Lưới. Em vừa giành huy chương vàng giải vô địch Karatedo trẻ Đông Nam Á 2017. Hiện, chúng tôi đang mở rộng các câu lạc bộ tại A Lưới để tiếp tục tìm kiếm vận động viên năng khiếu cho bộ môn. Tôi nghĩ, A Lưới sẽ còn nhiều gương mặt tiêu biểu đóng góp vào lực lượng chung cho thể thao tỉnh”.

Ông Lê Xuân Bình, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao cho biết, gần đây, lãnh đạo A Lưới rất quan tâm đến việc phát triển phong trào thể thao, không chỉ các môn thể thao truyền thống của đồng bào như bắn nỏ, đẩy gậy mà còn các môn nằm trong hệ thống thi đấu Olympic. Với tố chất đặc trưng của đồng bào như sức mạnh, độ bền cao, khả năng chịu đựng thì các VĐV ở A Lưới có thể đóng góp lực lượng cho thể thao tỉnh nhà ở nhiều môn như võ, điền kinh nếu được phát hiện và đào tạo đúng hướng.

Bài, ảnh: Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”
Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non

Ngày 22/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tích cực tháo gỡ 3 điểm nghẽn đối với phát triển giáo dục mầm non
Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia

Ngày 22/4, Đoàn giám sát của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) do Thứ trưởng Lê Văn Thanh làm Trưởng đoàn tiến hành giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận huyện A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia. Về phía tỉnh có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng chủ trì.

Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia
Ngày hội văn hóa thể thao dành cho người khuyết tật

Ngày 20/4, tại xã Vinh Thanh (Phú Vang), Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Hòa nhập (RCI) tổ chức ngày hội văn hóa thể thao dành cho người khuyết tật. Tham dự tại có Đại diện văn phòng RCI cùng hơn 50 người khuyết tật và người chăm sóc trên địa bàn các xã Vinh Thanh, Vinh An, Vinh Xuân, Vinh Hà và Phú Gia.

Ngày hội văn hóa thể thao dành cho người khuyết tật
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Return to top