ClockThứ Hai, 05/06/2017 05:46

A Lưới giảm nghèo bằng giải pháp đồng bộ

TTH - Từ khi chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều được áp dụng, vấn đề hỗ trợ cho các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao từng bước giảm nghèo bền vững được các cấp, các ngành huyện A Lưới đặc biệt quan tâm.

Tạo điều kiện khảo sát thu hút đầu tư tại A Lưới nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

Lồng ghép

Thực hiện công tác giảm nghèo, UBND huyện A Lưới đã phê duyệt nhiều chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội gắn với công tác giảm nghèo ở các địa phương. Mục tiêu là thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, hỗ trợ xây dựng hạ tầng thiết yếu, khuyến khích các hộ nghèo phát triển sản xuất... Huyện cũng chọn một số mô hình hiệu quả, phù hợp với điều kiện sản xuất để chuyển giao cho bà con, đồng thời ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi giúp các hộ nghèo phát triển kinh tế.        

Chủ tịch UBND huyện A Lưới Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: "Từ các nguyên nhân nghèo đa chiều, huyện tập trung vào các nhóm giải pháp về nước sạch, nhà ở, nhà vệ sinh để có kế hoạch đầu tư xây dựng và hỗ trợ cho các hộ nghèo; đồng thời, các ngành nông nghiệp, khuyến công tăng cường hỗ trợ cây con giống, chuyển giao khoa học kỹ thuật giúp nâng cao năng suất lao động, dạy nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn".

Triển khai kế hoạch giảm nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tập trung lồng ghép kế hoạch giảm nghèo vào kế hoạch phát triển kinh kế - xã hội của địa phương; hỗ trợ người nghèo về nhà ở, đất ở, nước sinh hoạt, nhà tiêu hợp vệ sinh và các dịch vụ xã hội cơ bản khác; đồng thời, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân, gắn với việc liên kết vùng để phát huy thế mạnh của các địa phương.

Các xã A Ngo, Sơn Thủy, Phú Vinh… được đánh giá thực hiện tốt đối với việc lồng ghép công tác giảm nghèo. Anh Trần Văn Toản, ở thôn Pơ Nghi 1, xã A Ngo cho hay, từ khi có chủ trương của xã về hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất, phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN), được tạo điều kiện về mặt bằng và sẵn có tay nghề mộc, anh mạnh dạn vay vốn mở cơ sở mộc mỹ nghệ để chuyển hướng làm ăn. Ban đầu cũng chỉ làm nhỏ lẻ, dần dần được các ban, ngành hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động, giới thiệu tìm đầu ra cho sản phẩm, nên cơ sở làm ăn ngày càng khá hơn.

“Sau nhiều năm quần quật với ruộng rẫy vẫn không thoát nghèo, nhờ chuyển đổi ngành nghề nên thu nhập cải thiện, đến cuối năm 2016, gia đình tôi đã ra khỏi danh sách hộ nghèo của xã” – anh Toản bày tỏ. Chủ tịch UBND xã A Ngo - Nguyễn Đức phấn khởi: “Hiện tại, tỷ lệ hộ gia đình ở A Ngo tham gia phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ, TTCN chiếm hơn 30%. Địa phương cũng thu hút được 8 doanh nghiệp đầu tư ở các lĩnh vực dịch vụ, TTCN, xây dựng, góp phần giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho lao động ở nông thôn”.

Giải pháp căn cơ

Việc thực hiện các chính sách đối với người nghèo được các cấp, các ngành huyện A Lưới đặc biệt quan tâm. Huyện tập trung thực hiện tốt chính sách miễn giảm viện phí, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng. Đồng thời, các lĩnh vực đầu tư phát triển sản xuất, bố trí lại dân cư, trồng rừng kinh tế luôn ưu tiên hộ nghèo, cận nghèo... Theo Chủ tịch UBND huyện A Lưới Nguyễn Mạnh Hùng, địa phương lồng ghép các chương trình xóa nhà tạm, chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất, chăn nuôi, các Chương trình 135, 160... gắn với quá trình thực hiện công tác giảm nghèo trên địa bàn.

Việc đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người nghèo ở A Lưới là giải pháp mang tính căn cơ, bởi thực tế đa số các hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập đều do thiếu đất sản xuất và thiếu việc làm. Ngoài các chủ trương, chính sách, chương trình hỗ trợ người nghèo, xã nghèo phát triển kết cấu hạ tầng, các chính sách chăm sóc sức khỏe, miễn giảm học phí, trợ giúp pháp lý, xây dựng nhà ở…, việc đào tạo nghề để người nghèo có công cụ tự vươn lên thoát nghèo là giải pháp được chú trọng thực hiện với phương châm “Trao người nghèo cần câu chứ không trao con cá”.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng: "Địa phương quan tâm giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn bằng cách tạo điều kiện thu hút đầu tư trên địa bàn, để các cơ sở sản xuất, chế biến mở rộng kinh doanh và sử dụng lao động ngay tại địa phương. Việc đào tạo nghề cũng nhắm đến đáp ứng nhu cầu, trong đó các chương trình đào tạo phải bảo đảm phù hợp với các cơ sở sản xuất, chế biến tại địa phương… Việc này giúp thực hiện đúng mục tiêu của đào tạo nghề là tăng khả năng giải quyết việc làm cho người nghèo. Huyện phấn đấu thực hiện đồng bộ các kế hoạch đảm bảo an sinh xã hội để mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 2 - 3% theo tiêu chí mới".

Theo kết quả tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều áp dụng giai đoạn 2016 – 2020, địa bàn huyện A Lưới có 4.337 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 35,04%; hộ cận nghèo là 412 hộ, chiếm 3,33%. Trong đó, hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập chiếm 45,31%, thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản chiếm 54,7%. Nhóm xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 25% có 17 xã, trong đó 12 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 40%.

Bài, ảnh: Bá Trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia

Ngày 22/4, Đoàn giám sát của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) do Thứ trưởng Lê Văn Thanh làm Trưởng đoàn tiến hành giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận huyện A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia. Về phía tỉnh có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng chủ trì.

Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia
Rừng A Lưới bị cháy do sét đánh

Vụ cháy rừng ở A Lưới được xác định xảy ra vào sáng sớm 17/4, phải đến chiều cùng ngày, các lực lượng mới dập tắt. Đến ngày 18/4, các lực lượng vẫn tiếp tục kiểm tra, theo dõi nhằm ngăn chặn kịp thời lửa rừng có thể tái bùng phát.

Rừng A Lưới bị cháy do sét đánh
Bộ Tư lệnh Quân khu 4:
Kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường 74

Ngày 17/4, Đoàn công tác Bộ Tư lệnh Quân khu 4, do Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Hà, Phó Tư lệnh Quân khu làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường 74 Nam Đông - A Lưới.

Kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường 74
Huy động nguồn lực xóa nhà tạm

Sáng 13/4, tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã phát động phong trào thi đua cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước trong năm 2025 (phong trào).

Huy động nguồn lực xóa nhà tạm
Return to top