ClockThứ Tư, 07/09/2022 14:36

A Roàng nỗ lực thoát nghèo bền vững

TTH - Phát triển, nhân rộng các mô hình kinh tế nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập thường xuyên cho các hộ dân là mục tiêu, giải pháp xóa nghèo bền vững mà cấp ủy, chính quyền địa phương và hệ thống chính trị xã A Roàng (A Lưới) đã và đang thực hiện mang lại hiệu quả.

A Lưới tổ chức hai điểm hỗ trợ người dân từ miền Nam về quêSáng tác và hát nhạc tiếng Tà Ôi

Các già làng ở xã A Roàng bàn chuyện thoát nghèo bền vững

A Roàng là một trong 12 xã biên giới của huyện A Lưới, có 740 hộ dân, với 3.030 nhân khẩu; trong đó, hơn 90% là người dân tộc Tà Ôi. Qua rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2021, toàn xã có 517 hộ nghèo, 73 hộ cận nghèo. Kết thúc năm 2022, A Roàng phấn đấu giảm 145 hộ nghèo.

Để giảm nghèo bền vững (GNBV), Đảng ủy, chính quyền, hệ thống chính trị xã A Roàng xác định, trước hết là phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm làm thay đổi nhận thức, khơi dậy ý chí chủ động của người dân trong nỗ lực vươn lên thoát nghèo.

Ông A Viết Nưl, Chủ tịch UBND xã A Roàng cho biết, các đảng viên được phân công theo dõi, giúp đỡ hộ nghèo, cận nghèo không chỉ tập trung điều tra, rà soát, thu thập thông tin về hộ nghèo, hộ cận nghèo mà thường xuyên bám sát cơ sở, gần gũi với người dân để tập trung tháo gỡ khó khăn cho họ. Già làng, trưởng bản chính là “cầu nối” để làm thay đổi ý thức vươn lên của người dân, nhất là những hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã.

“Chúng tôi luôn nhắc nhở người dân trong họ là, hộ này làm ăn khá, cần phải chỉ bày cho hộ khó khăn hơn trong cách làm ăn. Điều quan trọng là phải ý thức và phải siêng lao động để tăng gia sản xuất, ổn định cuộc sống. Thương yêu đùm bọc, tình làng nghĩa xóm trong cộng đồng, trong dòng họ chính là sự kết nối giữa người dân với nhau. Có như vậy mới mong thoát nghèo và xóa nghèo bền vững”, ông Quỳnh Thư, Già làng thôn A Roàng 2 trao đổi.  

Mục tiêu mà Đảng ủy, chính quyền và hệ thống chính trị xã A Roàng đặt ra là, xóa nghèo bền vững phải gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM). Kết quả sau 10 năm (2012 -2022) triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM, với nhiều giải pháp đồng bộ, bộ mặt của A Roàng đã có nhiều khởi sắc; kinh tế - xã hội từng bước phát triển, nhận thức về phát triển kinh tế của người dân không ngừng nâng lên.

Ông Blúp Dương, Chủ tịch Hội Nông dân xã A Roàng thông tin, A Roàng hiện có 7 mô hình kinh tế GNBV. Đó là, nuôi ong lấy mật dưới tán rừng cao su; trồng bưởi da xanh; trồng cây dược liệu; nuôi gà thả vườn; nuôi heo; nuôi dê và trồng rau sạch.

Bí thư Đảng ủy xã A Roàng - Thái Đặng Nhật Quang khẳng định, nhờ tuyên truyền, vận động đã làm chuyển đổi nhận thức của bà con trong xã; từ đó, xuất hiện nhiều cách làm hay, sáng tạo trở thành những mô hình tiêu biểu về kinh tế cần được nhân rộng, như: Mô hình cộng đồng xây dựng hệ thống nước sinh hoạt của 27 hộ dân thôn A Min - C9 với giá trị trên 310 triệu đồng; mô hình nuôi bò, phát triển du lịch của anh Viên Đăng Phú; mô hình trồng cao su, nuôi dê của Viên Đăng Noh; mô hình dệt Dèng của chị BLúp Thị Cỡ, A Viết Thị, BLúp Thị Tha…

Xuất khẩu lao động cũng là hướng đi để xóa nghèo bền vững được không ít người dân ở xã A Roàng lựa chọn. Đảng ủy, chính quyền xã hỗ trợ người lao động bằng cách, phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp để đặt hàng với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hoặc thực hiện hỗ trợ trực tiếp cho người lao động. Toàn xã hiện có 29 đoàn viên, thanh niên đăng ký đi xuất khẩu lao động ở Nhật Bản.

Tuy đã đạt được những kết quả nhất định trong giảm nghèo, nhưng A Roàng vẫn gặp không ít khó khăn, cần phải tập trung tháo gỡ.

Bí thư Đảng ủy xã A Roàng chia sẻ, đường giao thông nông thôn, đường vào khu sản xuất có tỷ lệ cứng hóa và bê tông hóa vẫn còn ở mức thấp. Một số đường giao thông vào khu sản xuất chưa có. Một số kênh mương xuống cấp, hư hỏng do mưa lũ gây ra. Nhiều đập, kênh tạm làm bằng đất chưa được bê tông. Tổng thu nhập của xã năm 2021 là 17,8 triệu đồng/người/năm, thấp hơn so với yêu cầu chung của tỉnh…

Từ thực tế này, Đảng ủy, chính quyền, người dân xã A Roàng phấn đấu, từ nay đến năm 2025, huy động tổng lực mọi nguồn lực để tập trung tháo gỡ. Huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong công tác GNBV, xây dựng NTM.

Bí thư Huyện ủy A Lưới Huỳnh Công Quảng khẳng định, GNBV là vấn đề khó khăn đối với huyện A Lưới, trong đó có xã A Roàng. Tuy nhiên, cần phải cố gắng để tạo việc làm cho những hộ gia đình có sức lao động.

Các già làng, trưởng bản, người có uy tín trên địa bàn xã A Roàng cần động viên con, cháu, dòng họ mình nỗ lực vươn lên thoát nghèo.

 Bài, ảnh: Anh Phong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thoát nghèo nhờ nguồn vốn chính sách

Nhờ có nguồn vốn tín dụng chính sách, thời gian qua, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện Nam Đông đã mạnh dạn phát triển kinh tế hộ gia đình, không ngừng vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Thoát nghèo nhờ nguồn vốn chính sách
Thoát nghèo, ổn định cuộc sống

Nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) đã giúp nhiều hội viên, nông dân (HVND) Phong Sơn (Phong Điền) có điều kiện thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Thoát nghèo, ổn định cuộc sống
Hỗ trợ mô hình sinh kế cho hộ nghèo tại Phú Lộc

Ngày 7/4, Tỉnh đoàn - Hội LHTN Việt Nam tỉnh phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ Thanh thiếu nhi Việt Nam tổ chức chương trình trao mô hình sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Phú Lộc.

Hỗ trợ mô hình sinh kế cho hộ nghèo tại Phú Lộc
A Lưới nỗ lực xóa nhà tạm

Huyện miền núi A Lưới tập trung triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia và phấn đấu thoát khỏi 74 huyện nghèo của cả nước trước năm 2025. Hiện nay, huyện đang tập trung nguồn lực đẩy mạnh công tác xóa nhà tạm, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư trên địa bàn.

A Lưới nỗ lực xóa nhà tạm
Return to top