Thế giới Thế giới
ADB công bố dữ liệu hỗ trợ giao thông vận tải bền vững hơn ở châu Á
TTH.VN - Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ngày hôm nay (8/3) công bố đợt dữ liệu đầu tiên, như một phần của nền tảng tri thức mới của khu vực, nhằm hướng dẫn phát triển lĩnh vực giao thông bền vững ở châu Á và Thái Bình Dương.
Tình trạng ùn tắc giao thông trên một tuyến đường ở thủ đô New Delhi, Ấn Độ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Cụ thể, Triển vọng Giao thông châu Á (ATO) sẽ hỗ trợ việc lập kế hoạch và cung cấp hỗ trợ ngành giao thông vận tải bởi ADB, cũng như các sáng kiến và chính sách giao thông vận tải bởi các Chính phủ trong khu vực châu Á, phù hợp với các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs), Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, và những hiệp định quốc tế khác.
“Đợt thông tin đầu tiên này nhắc nhở chúng ta về những thách thức mà các nền kinh tế ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương phải đối mặt trong việc phát triển ngành giao thông vận tải, khi họ bắt đầu nhìn vào giai đoạn sau đại dịch COVID-19”, Phó Chủ tịch phụ trách Quản lý Tri thức và Phát triển Bền vững của ADB, ông Bambang Susantono cho biết.
“Hiện chúng tôi đang nhận được dữ liệu trình bày chi tiết về tình trạng thiếu hụt của cơ sở hạ tầng và các dịch vụ giao thông vận tải mà các quốc gia thành viên ADB phải trải qua. Điều này sẽ giúp ADB, các Chính phủ thành viên và những bên liên quan khác xây dựng lại ngành giao thông vận tải ở châu Á và Thái Bình Dương theo hướng bền vững hơn trong những năm tới”, ông Bambang Susantono nói thêm.
Được biết, ATO thu thập, sắp xếp và chia sẻ dữ liệu về lĩnh vực giao thông vận tải ở các nền kinh tế bằng cách sử dụng hơn 400 chỉ số. Đợt thông tin đầu tiên bao gồm dữ liệu cho 234 chỉ số về tình trạng cơ sở hạ tầng giao thông, hoạt động giao thông, sự tiếp cận và kết nối, an toàn giao thông đường bộ, biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí, và sức khỏe, cũng như các điều kiện kinh tế xã hội. Bên cạnh đó, ATO cũng sẽ cung cấp tài liệu cho các khuôn khổ thể chế, các chính sách và tài chính cho giao thông vận tải ở những nền kinh tế này.
Nhiều đợt dữ liệu khác về lĩnh vực giao thông vận tải sẽ được công bố trong những tháng tới.
ATO là một chương trình kéo dài nhiều năm, với tiềm năng đóng vai trò là nền tảng kiến thức cơ bản về lĩnh vực giao thông vận tải ở khu vực châu Á. Nhằm biến điều này thành hiện thực, ADB sẽ cung cấp dữ liệu ATO cho tất cả, đồng thời khuyến khích các nhà hoạch định giao thông vận tải và các nhà hoạch định chính sách tận dụng dữ liệu của ATO trong công việc của họ. Để nâng cao sự thành công của ATO, ADB đang kêu gọi tất cả các tổ chức làm việc về giao thông vận tải ở châu Á chia sẻ dữ liệu của họ.
ADB được thành lập vào năm 1966, có 68 nền kinh tế thành viên, với 49 thành viên trong số đó thuộc khu vực châu Á và Thái Bình Dương. Mỗi năm, ADB phê duyệt khoảng 40 dự án giao thông vận tải.
Lê Thảo (Lược dịch từ ADB)
- Thông điệp liên bang thể hiện rõ tầm nhìn đối nội, đối ngoại của nước Nga (22/04)
- WHO hướng tới loại trừ bệnh sốt rét ở 25 quốc gia (22/04)
- 40 nhà lãnh đạo thế giới nhận lời mời dự Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Mỹ (22/04)
- Tàu ngầm Indonesia có thể gặp sự cố trước khi mất kiểm soát (22/04)
- Indonesia gấp rút chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN (22/04)
- Trái đất đối mặt nhiều nguy cấp, nhưng vẫn còn hi vọng phục hồi (22/04)
- Giới nhà giàu các nước Mỹ Latin đổ xô tới Mỹ để được tiêm vaccine Covid-19 (21/04)
- Khí hậu là nỗi lo lớn nhất của giới trẻ châu Âu (21/04)
-
Năng lực tái tạo sẽ tăng gần gấp đôi ở ASEAN đến năm 2025
- Anh triển khai nhóm chuyên gia chuẩn bị cho những đại dịch tương lai
- WHO nhận định thế giới có thể kiểm soát đại dịch trong những tháng tới
- ASEAN là trung tâm trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của EU
- Philippines ban hành cảnh báo đối với siêu bão Surigae
- Nhật Bản: Xuất khẩu đạt mức tăng lớn nhất kể từ cuối năm 2017
- Nền kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ đạt mức tiền đại dịch vào năm 2021
- Ấn Độ thực thi một loạt biện pháp đối phó số ca Covid-19 tăng nhanh
- Ô nhiễm nhựa ngày càng đáng báo động
- Thách thức và cơ hội để trở thành điểm đến bền vững, nhìn từ Singapore
-
Châu Á là khu vực đắt đỏ nhất thế giới đối với người giàu
- Ấn Độ thực thi một loạt biện pháp đối phó số ca Covid-19 tăng nhanh
- Việt Nam có thể chiếm 4% tổng xuất khẩu điện tử toàn cầu vào năm 2025
- WHO nhận định thế giới có thể kiểm soát đại dịch trong những tháng tới
- Pháp tư vấn tâm lý miễn phí cho trẻ em và thanh thiếu niên bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19
- Năng lực tái tạo sẽ tăng gần gấp đôi ở ASEAN đến năm 2025
- ASEAN là trung tâm trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của EU
- Lãnh đạo Hàn Quốc, Bồ Đào Nha trao đổi thư chúc mừng 60 năm quan hệ ngoại giao
- Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước thao túng tiền tệ
- Dù có vaccine, ngành hàng không toàn cầu vẫn chưa trở lại mức năm 2019