ClockThứ Sáu, 03/05/2019 14:14

ADB hỗ trợ nhu cầu phát triển của khu vực thông qua Chiến lược 2030

TTH.VN - Đáp ứng những nhu cầu đang thay đổi của khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ là trung tâm hành động của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nhằm thực hiện Chiến lược 2030.

Thái Bình Dương: Thành lập quỹ tăng cường khả năng phục hồi trước biến đổi khí hậuADB với chiến lược 2030 nhằm giải quyết thách thức ở châu Á – Thái Bình DươngChâu Á: Các nền kinh tế đang phát triển dễ bị tổn thương trước rủi ro thiên nhiênADB: Châu Á cần ưu tiên ứng phó với thảm họa khi rủi ro ngày càng tăngADB, AFD tài trợ 5 tỷ USD cho châu Á-Thái Bình Dương trong 3 năm tới

Chủ tịch ADB Takehiko Nakao phát biểu khai mạc tại Phiên họp thường niên lần thứ 52 của Hội đồng Thống đốc ADB ở Nadi, Fiji ngày 3/5. Ảnh: ADB

Đó là tuyên bố của Chủ tịch ADB, ông Takehiko Nakao trong bài phát biểu khai mạc tại Phiên họp thường niên lần thứ 52 của Hội đồng Thống đốc ADB ngày hôm nay (3/5).

Theo đó, ADB đang chuẩn bị 7 kế hoạch hoạt động, cũng như các kế hoạch hành động cho những hoạt động của khu vực tư nhân và quản lý kiến thức để thúc đẩy việc thực hiện Chiến lược 2030.

Được biết, các hoạt động cho vay và cấp vốn mới của ADB trong năm 2018 đã tăng lên mức kỷ lục 21,6 tỷ USD, so với 13,9 tỷ USD trong năm 2013, đánh dấu mức tăng 55%.

Phát biểu trước các quan chức Chính phủ thành viên ADB, các học giả, lãnh đạo doanh nghiệp và đại diện xã hội dân sự, ông Nakao cho hay, trong tương lai, ADB sẽ tăng cường sự tập trung vào chất lượng và đổi mới trong các hoạt động của mình, đồng thời vẫn duy trì tăng trưởng khối lượng vừa phải.

Tiếp đó, Chủ tịch ADB cũng nhấn mạnh 6 lĩnh vực mà ADB coi là thiết yếu cho sự thành công của chiến lược.

Đầu tiên, ưu tiên chính của ADB là tiếp tục giải quyết tình trạng nghèo đói và giảm bất bình đẳng trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ông Nakao khẳng định: “Chúng tôi sẽ tăng cường sự hỗ trợ cho các quốc gia nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất trong khu vực, bao gồm cả những quốc gia có hoàn cảnh khó khăn và bị ảnh hưởng bởi xung đột, cũng như các tiểu quốc đảo đang phát triển (SIDs)”.

Trong đó, ADB đang hỗ trợ sáng kiến ​​của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) trong năm nay về bao phủ y tế toàn cầu.

Thứ hai, ADB đang đẩy nhanh tiến độ về bình đẳng giới và sẽ phát triển một hệ thống mạnh mẽ gồm các dự án tích hợp những kế hoạch bình đẳng giới vào một loạt các hoạt động, bao gồm giao thông, năng lượng và cơ sở hạ tầng đô thị.

Thứ ba, nỗ lực giảm thiểu và thích ứng khí hậu trên khắp Thái Bình Dương sẽ là một trọng tâm quan trọng đối với ADB. Các quốc gia dễ bị tổn thương nhất trước biến đổi khí hậu, bao gồm các quốc gia ở Thái Bình Dương, sẽ nhận được một loạt hỗ trợ từ ADB.

Qua đó, ông Nakao kêu gọi chú ý đến sự gia tăng trong việc hỗ trợ tài chính để đối phó với thảm họa ở Thái Bình Dương của ADB, cho phép các quốc gia tiếp cận các nguồn tài chính lập tức ngay sau thảm họa, dựa trên những tiêu chí định trước.

Thứ tư, sự hỗ trợ tiếp tục của ADB đối với hợp tác và hội nhập khu vực. Dựa trên các nền tảng hợp tác tiểu vùng do ADB dẫn đầu, ADB sẽ tăng cường hơn nữa kết nối khu vực, thúc đẩy hàng hóa công cộng khu vực, giúp tăng cường hợp tác trong lĩnh vực tài chính và các chính sách an toàn vĩ mô, đồng thời khuyến khích chia sẻ kiến ​​thức, bao gồm cả trong các lĩnh vực như giáo dục và nông nghiệp.

Thứ năm, Chủ tịch ADB lưu ý, ADB sẽ tiếp tục mở rộng cho vay khu vực tư nhân, đầu tư vốn cổ phần, và đảm bảo đạt được 1/3 tổng số lượng các hoạt động đến năm 2024. Điều này sẽ đưa ADB vào những thị trường mới và mở rộng phạm vi công tác sang lĩnh vực giáo dục, y tế, và kinh doanh nông nghiệp. Theo đó, ADB sẽ mở một văn phòng tại Singapore vào cuối năm nay, nhằm tạo điều kiện tham gia với các nhà tài trợ và tài chính tư nhân.

Cuối cùng, ADB sẽ sử dụng những nguồn lực ưu đãi một cách hiệu quả và sẽ xây dựng một đề xuất chi tiết cho việc bổ sung Quỹ Phát triển châu Á tiếp theo, là ADF 13. ADB cũng đang tìm kiếm sự hỗ trợ mạnh mẽ cho các quỹ tín thác và tích cực huy động những nguồn lực ưu đãi từ các đối tác song phương và đa phương, như Quỹ Khí hậu Xanh (GCF) và Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF).

Lê Thảo (Lược dịch từ ADB)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống

Các nước trên toàn thế giới đã dành 2 năm qua để soạn thảo một hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch. Nhưng hiện vẫn còn khá xa để đạt được đồng thuận về các vấn đề quan trọng như công bằng vaccine và giám sát mầm bệnh.

Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống
“Ngôi nhà 5.000 đồng”

Bằng việc huy động đóng góp của mỗi sinh viên chỉ 5.000 đồng và từ đó, “Ngôi nhà 5.000 đồng” đầu tiên đã được hình thành, giúp sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vững niềm tin với giấc mơ đại học của mình.

“Ngôi nhà 5 000 đồng”
Thu hồi triệt để vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo

Hưởng ứng thư kêu gọi của UBND tỉnh về việc, toàn dân thực hiện cuộc vận động giao nộp, thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (VK, VLN, CCHT) và pháo thời gian qua, công an các đơn vị, địa phương trong toàn tỉnh đã thu hồi nhiều loại súng, đầu đạn pháo, CCHT các loại; góp phần đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.

Thu hồi triệt để vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo
Return to top