Thế giới

ADB: Nên tăng cường đầu tư vào việc số hóa chuỗi thức ăn ở các thành phố

ClockThứ Sáu, 10/07/2020 21:18
TTH - Business Mirror ngày 10/7 dẫn lời các chuyên gia của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho rằng, nếu các chính phủ có thể tăng cường nỗ lực đầu tư vào việc số hóa chuỗi thức ăn, nguồn cung thực phẩm ở các thành phố sẽ ổn định và thu nhập của người nông dân ở nông thôn sẽ gia tăng.

ADB: Châu Á đang phát triển sẽ chỉ tăng trưởng 0,1% trong năm 2020ADB: Đầu tư vào năng lượng sạch giúp châu Á – Thái Bình Dương phục hồi sau dịch

Số hóa chuỗi thức ăn giúp ổn định nguồn cung thực phẩm và gia tăng thu nhập cho người nông dân. Ảnh minh họa: TTXVN

Theo quan chức cấp cao của ADB Qingfeng Zhang và chuyên gia kinh tế Jan Hinrichs, khi vai trò của công nghệ số ngày càng mở rộng trong xã hội, những nỗ lực để số hóa chuỗi cung ứng đã trở thành nhiệm vụ thiết yếu. Đặc biệt, đại dịch COVID-19 bùng phát chính là chất xúc tác làm tăng vai trò của công nghệ số trong việc cải thiện và điều chỉnh chuỗi cung ứng theo nhu cầu của thời đại.

“Rõ ràng, số hóa đã giúp cải thiện chuỗi cung ứng hiện tại và thúc đẩy tái cấu trúc chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp chủ chốt và các chính sách hỗ trợ của chính phủ là động lực cho sự phát triển của chuỗi cung ứng thực phẩm để vượt qua những thách thức như đại dịch COVID-19”, các chuyên gia nhấn mạnh.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy một thực tế ở Đông Á và Đông Nam Á, chỉ có một số ít nông dân sở hữu điện thoại thông minh và có khả năng khai thác các ứng dụng thương mại điện tử. Điều này có nghĩa là rất nhiều nông dân nhỏ lẻ không thể tham gia vào mạng lưới quản lý và phân phối sản phẩm hoặc tiếp thị trực tuyến các sản phẩm thực phẩm của họ đến với người tiêu dùng.

Theo các chuyên gia, để người nông dân tiếp cận được với thương mại điện tử là không đơn giản. Điều này đòi hỏi phải chuẩn hóa quy trình sản xuất, thành lập các tổ chức nông dân và xây dựng năng lực hậu cần ở các vùng sâu vùng xa.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ Business Mirror)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh

Đông Nam Á có thể mở khóa thêm 300 tỷ USD doanh thu hàng năm từ các khoản đầu tư xanh vào năm 2030, nếu các chính phủ tăng cường hợp tác về lưới điện và thị trường carbon trong khu vực, đồng thời đưa ra những biện pháp khuyến khích tốt hơn cho năng lượng sạch và các quy định rõ ràng hơn về tài chính xanh, theo báo cáo của Bain & Company, GenZero, Standard Chartered và Temasek được công bố ngày hôm nay (15/4).

ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh
Gỡ khó cho đầu tư khu công nghiệp sinh thái

Với mục tiêu đặt ra là đến năm 2030, khoảng 40-50% địa phương trong cả nước có kế hoạch chuyển đổi các khu công nghiệp hiện hữu sang khu công nghiệp sinh thái và 8-10% địa phương có định hướng xây dựng khu công nghiệp sinh thái mới, nhu cầu vốn đầu tư là rất lớn.

Gỡ khó cho đầu tư khu công nghiệp sinh thái
Đầu tư dịch vụ để hút khách quốc tế

Thu hút khách quốc tế và đầu tư dịch vụ trong nhiều trường hợp như vướng vào bài toán “con gà, quả trứng”. Nhưng để phát triển du lịch, thu hút khách quốc tế, chuyện đầu tư dịch vụ xứng tầm vô cùng quan trọng.

Đầu tư dịch vụ để hút khách quốc tế
ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài

Trong Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 vừa được công bố hôm nay (10/4), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã giữ nguyên dự báo tăng trưởng năm 2024 đối với Việt Nam được đưa ra trước đó, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài. Cụ thể, ADB kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng lần lượt ở mức 6% và 6,2% vào năm 2024 và 2025.

ADB Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài
Return to top