ClockThứ Hai, 01/04/2019 14:11

ADB thúc đẩy quản trị nhà nước và chống lại tham nhũng ở châu Á – Thái Bình Dương

TTH.VN - ADB coi việc tăng cường năng lực quản trị và năng lực thể chế của các nước DMCs là một vấn đề không thể thiếu để đạt được tương lai toàn diện và bền vững hơn cho châu Á – Thái Bình Dương.

ADB, AFD tài trợ 5 tỷ USD cho châu Á-Thái Bình Dương trong 3 năm tớiADB hợp tác với WHO để đạt được bao phủ y tế toàn cầuASEAN và những yếu tố thúc đẩy tăng trưởngADB đầu tư 50 triệu USD vào quỹ đầu tư tư nhân hỗ trợ ASEANADB: Triển vọng tăng trưởng của châu Á giữ ổn định

Tăng cường năng lực quản trị và năng lực thể chế của các nước DMCs là vấn đề quan trọng đối với châu Á - Thái Bình Dương. Ảnh minh họa: Modern Diplomacy

Theo thông cáo báo chí của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) ngày 1/4 cho hay, báo cáo thường niên 2018 được thực hiện bởi Văn phòng chống tham nhũng và liêm chính (OAI) của ADB nhấn mạnh, ADB đang tăng cường triển khai chuỗi các nỗ lực liên tục nhằm thúc đẩy tăng cường mô hình quản trị nhà nước tốt giữa các quốc gia thành viên đang phát triển (DMCs).

Phát biểu trước báo giới, Người đứng đầu OAI, ông John Versantvoort nhận định: “ADB coi việc tăng cường năng lực quản trị và năng lực thể chế của các nước DMCs là một vấn đề không thể thiếu để đạt được tương lai toàn diện và bền vững hơn cho châu Á – Thái Bình Dương. Do đó, ADB cam kết thúc đẩy các tiêu chuẩn đạo đức cao nhất trong hoạt động, tại tất cả các quốc gia thành viên để mang lại kết quả phát triển tốt hơn cho khu vực”.

Được biết, trong năm 2018, ADB đứng đầu chỉ số viện trợ minh bạch quốc tế, chính thức đánh dấu lời cam kết về tính minh bạch của ngân hàng trong mọi hoạt động. Trong đó, ngân hàng coi sự minh bạch là một công cụ không thể thiếu để duy trì tính toàn vẹn và thúc đẩy trách nhiệm. Quản trị nhà nước tốt là 1 trong 7 ưu tiên hoạt động của ADB trong chiến lược 2030 về kế hoạch theo đuổi mục tiêu xây dựng một châu Á – Thái Bình Dương thịnh vượng hơn, toàn diện hơn, kiên cường và bền vững hơn của ngân hàng.  

Bên cạnh một số hoạt động chủ chốt, cũng trong thời gian này, ADB tiếp tục hỗ trợ các nỗ lực của một số nước như Bhutan, Mongolia, Papua New Guinea và Philippines để thiết lập các biện pháp pháp lý chống lại rửa tiền và tài trợ khủng bố. Đồng thời, ADB cũng cung cấp hỗ trợ về lỹ thuật và kiến thức cho các nước DMCs có luật quản lý thuế đang điều chỉnh nhằm phát triển các tiêu chuẩn quốc tế về thuế minh bạch. Thêm vào đó, tổ chức hơn 100 sự kiện trao đổi, thảo luận về chia sẻ kiến thức chống tham nhũng, thúc đẩy nỗ lực hoạt động trong liêm chính với sự tham gia của hơn 4.500 cá nhân, lãnh đạo và các bên liên quan khác...

Bằng những hành động cụ thể, ADB cam kết đạt được một châu Á – Thái Bình Dương thịnh vượng, toàn diện, kiên cường và bền vững, cùng lúc vẫn duy trì tốt nỗ lực xóa đói giảm nghèo cùng cực.

Đan Lê (Lược dịch từ ADB)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ADB sẽ tăng tỷ trọng các khoản vay khí hậu lên 55%

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) có kế hoạch phân bổ 55% nguồn tài chính để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu vào cuối thập kỷ này, đánh dấu sự gia tăng từ mức dưới 40% hiện nay, Tạp chí Nikkei Asia ngày 29/2 cho hay.

ADB sẽ tăng tỷ trọng các khoản vay khí hậu lên 55
ADB: Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), mặc dù tổng thương mại của một số nước với Trung Quốc đã giảm, nhưng sự tham gia và tầm quan trọng của nước này trong chuỗi giá trị toàn cầu vẫn không hề suy giảm, và Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới.

ADB Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á (ADB):
Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU

Trong một thế giới mà các khoảng cách ngày càng thu hẹp, khu vực châu Á - Thái Bình Dương là minh chứng cho sức mạnh của hội nhập kinh tế và xã hội. Hội nhập kinh tế ở khu vực này "hiện đang được xếp hạng gần" với Liên minh châu Âu (EU) về chuỗi giá trị khu vực và hội nhập xã hội, theo một báo cáo do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày 26/2.

Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU
Tập trung thanh tra đối với những ngành, lĩnh vực nhạy cảm

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chỉ đạo như vậy tại buổi nói chuyện với cán bộ, công chức ngành Thanh tra tỉnh về định hướng xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, diễn ra chiều 22/1.

Tập trung thanh tra đối với những ngành, lĩnh vực nhạy cảm

TIN MỚI

Return to top