ClockThứ Tư, 12/12/2018 21:37

ADB: Triển vọng tăng trưởng của châu Á giữ ổn định

TTH - Một báo cáo mới từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ngày 12/12 cho biết, các nền kinh tế ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang vượt qua những thách thức bên ngoài nhờ nhu cầu nội địa mạnh mẽ, trong khi áp lực lạm phát đang yếu đi.

ADB hỗ trợ châu Á – Thái Bình Dương đáp ứng cam kết khí hậuADB phê duyệt các khoản đầu tư công nghệ thông tin giai đoạn 2019-2023Châu Á-Thái Bình Dương cần thúc đẩy bình đẳng giới để đạt được sự phát triển bền vững

ADB kỳ vọng khu vực châu Á đang phát triển sẽ đạt mức dự báo tăng trưởng trong năm nay và năm tiếp theo. Ảnh: AFP

Trong báo cáo cập nhật Triển vọng Phát triển châu Á năm 2018, ADB giữ nguyên mức dự báo tăng trưởng khu vực cho năm 2018 ở mức 6% và 5,8% cho năm 2019.

Giá cả hàng hóa quốc tế thấp hơn và động thái của các ngân hàng trung ương sẽ làm dịu biến động thị trường, có nghĩa là lạm phát ở khu vực châu Á được dự báo ở mức 2,6% trong năm 2018, và 2,7% trong năm 2019, giảm từ mức 2,8% được dự báo trước đó cho cả năm nay và năm tới, theo ADB.

Cụ thể, tăng trưởng ở Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới vẫn được dự báo ​​ở mức 6,6% trong năm 2018, và 6,3% vào năm tới.

Động lực tăng trưởng tiếp tục duy trì ở Ấn Độ nhờ xuất khẩu hồi phục, cũng như sản lượng nông nghiệp và công nghiệp cao hơn. Tăng trưởng ở nền kinh tế này được dự báo đạt 7,3% trong năm 2018 và 7,6% vào năm 2019.

Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở khu vực Trung Á năm 2019 được dự báo ở mức 4,3%, tăng so với mức dự báo 4,2% được đưa ra hồi tháng 9, nhờ sự phục hồi của đầu tư công và sản lượng cao hơn từ mỏ khí Shah Deniz giúp tăng cường triển vọng ở Azerbaijan.

Tại khu vực Nam Á, tăng trưởng năm 2019 đang được giữ ở mức 7,1%, so với mức dự báo 7,2% trong tháng 9. Khu vực Đông Nam Á dự kiến ​​sẽ tăng trưởng 5,1% trong năm 2019, so với dự báo trước đó là 5,2%. Nền kinh tế Thái Bình Dương đang trên đà mở rộng 3,1% vào năm 2019.

Trong một động thái liên quan, nhà kinh tế trưởng của ADB, ông Yasuyuki Sawada nhận định, căng thẳng thương mại chưa được giải quyết giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn là rủi ro đối với triển vọng kinh tế trong khu vực.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ ADB)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mumbai trở thành thủ đô tỷ phú của châu Á

Trung tâm tài chính Mumbai của Ấn Độ vừa lần đầu tiên vượt qua Bắc Kinh của Trung Quốc để trở thành thủ đô tỷ phú của khu vực châu Á, theo danh sách người giàu toàn cầu do Viện nghiên cứu Hurun có trụ sở tại Thượng Hải (Trung Quốc) công bố.

Mumbai trở thành thủ đô tỷ phú của châu Á
Giao dịch cổ phần tư nhân ở châu Á trong quý I/2024 giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2015

Dữ liệu cho thấy các hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) được hỗ trợ bằng vốn cổ phần tư nhân (PE) ở châu Á dự kiến sẽ có giai đoạn đầu năm tồi tệ nhất trong gần một thập kỷ, do hoạt động giao dịch ở Trung Quốc tạm lắng và những bất ổn kinh tế, địa chính trị lan rộng hơn đã tác động đến tâm lý thị trường.

Giao dịch cổ phần tư nhân ở châu Á trong quý I 2024 giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2015
Thị trường trái phiếu bền vững tăng trưởng mạnh mẽ ở các nền kinh tế ASEAN+3

Thị trường trái phiếu bền vững của các nền kinh tế thành viên ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã mở rộng 29,3% trong năm ngoái, vượt xa mức tăng trưởng 21% của thị trường trái phiếu bền vững toàn cầu và khu vực đồng euro, báo cáo mới vừa công bố ngày 21/3 của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho biết.

Thị trường trái phiếu bền vững tăng trưởng mạnh mẽ ở các nền kinh tế ASEAN+3
Các nước ngoài OPEC+ sẽ dẫn đầu tăng trưởng sản lượng dầu năm 2024

Theo dự báo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), tăng trưởng sản lượng dầu và chất lỏng toàn cầu trong thời gian tới chủ yếu sẽ được thúc đẩy bởi các nước ngoài Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+), dẫn đầu là Mỹ, Guyana, Canada và Brazil, bù đắp cho việc cắt giảm sản lượng tự nguyện của OPEC+.

Các nước ngoài OPEC+ sẽ dẫn đầu tăng trưởng sản lượng dầu năm 2024
Return to top