ClockThứ Ba, 01/11/2011 14:02

Khám phá những con dấu trên Châu bản triều Nguyễn

TTH - Sự thay đổi của các con dấu phản ánh những biến động lịch sử trong 150 năm tồn tại của nhà Nguyễn. 

Diễn ra từ nay đến hết ngày 31/12, triển lãm Ấn chương trên Châu bản triều Nguyễn quy tụ khoảng 140 hình dấu lần đầu tiên được công bố của hoàng tộc, quân đội, cơ quan địa phương của triều Nguyễn… giúp người xem hiểu được phần nào hệ thống hành chính của triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam này.

Tại đây, những con dấu trên châu bản (văn bản hành chính dưới thời Nguyễn) được in lại và trình bày theo 3 hệ thống: Kim Bảo của Hoàng đế, ấn của phủ Tôn nhân và Hoàng thân; ấn của các cơ quan trung ương và quân đội; ấn của các cơ quan chính quyền địa phương. Những ấn chương này thể hiện sự xác tín, khẳng định tính hợp pháp của văn bản được ban hành của các cấp chính quyền.


Ấn Kiêm đốc hành nhân ty thời Đồng Khánh, hình tròn bên ngoài khắc tiếng Pháp, trong là chữ Hán.

Qua những dấu ấn được trưng bày, có thể thấy được sự thay đổi của hệ thống hành chính triều Nguyễn, rõ nhất là ở ngôn ngữ thể hiện. Những con dấu của các triều vua đầu tiên khắc hoàn toàn bằng chữ Hán nhưng về sau khắc cả tiếng Pháp. Có cả trường hợp ý nghĩa con dấu bị thay đổi hoặc phải làm lại do nhà vua làm thất lạc khi chạy thoát khỏi triều đình.


Quốc gia tín bảo là dấu hình vuông, có viền ngoài 1,5cm, khắc theo lối triện thư, nét chữ ngắn, dễ đọc. Dấu dùng đóng trên các loại chiếu, chỉ, dụ và văn kiện triệu tập các tướng lĩnh, phát động binh sĩ, trưng binh nhập ngũ.


Dấu Tôn nhân phủ ấn thường được đóng trên các tờ khải, tư, biểu hay những công văn của phủ Tôn nhân - cơ quan đặc biệt trong tổ chức chính quyền triều Nguyễn, thay mặt nhà vua quản lý các vấn đề trong Hoàng tộc. Trong lịch sử tồn tại, dấu ấn này đã có sự thay đổi về ý nghĩa. Ban đầu chữ Tôn trong ấn có nghĩa là tôn tộc, sau này vua Thiệu Trị đổi thành chữ Tôn với ý nghĩa tôn kính.


Dấu Ngự tiền chi bảo ban đầu có hình bầu dục, sau khi vua Hàm Nghi làm thất lạc được làm lại hình bát giác. Con dấu này được đóng đè lên chữ Khâm thử trong lời dụ chi phê phụng trong bản sớ, tấu hoặc đóng lên niên hiệu ghi ở phần đầu của bản Dụ.


Dấu Kiến An công hầu là ấn của Hoàng tử Nguyễn Phúc Đài, con thứ 5 của vua Gia Long, được phong làm Kiến An công. Dấu có viền ngoài 1,2cm, đóng ở dưới chữ niên trên dòng ghi niên đại.


Dấu Định An tổng ký là ấn của cai tổng, có màu đen, hình chữ nhật. Ở văn bản trên, dấu được đóng phía bên trái của dòng chữ Cai tổng Nguyễn Văn Yến thừa nhận thực ký nhằm xác nhận lại.

Dấu Tân Hòa huyện ấn có hai đường viền và chia làm hai tầng, tầng trên khắc tiếng Pháp, tầng dưới khắc chữ Hán. Dấu được đóng ở cuối các tờ biểu dụ của quan huyện Tân Hòa.


Dấu Kinh tế là dấu của bộ Kinh tế lập thời Bảo Đại. Ấn có hình vuông, được đóng trên các chữ ký và châu phê của văn bản. Trên tài liệu châu bản có dấu ấn này chủ yếu được viết bằng chữ Quốc ngữ.


Dấu Văn thư phòng Quan phòng là dấu của Nội Các, được đóng phía dưới dòng đề niên hiệu. Ấn này được khác thành 3 hàng, chữ phòng ở hàng giữa dài gấp đôi các chữ khác để cân đối với bố cục.


Binh, Công, Lại, Lễ, Hình, Hộ hành ấn. 6 ấn này là hành ấn của 6 bộ được Vua Minh Mệnh cho đúc năm 1827 để viên đường quan theo bộ giá tuần hành mang đi dùng khi gặp việc quan trọng.


Dấu ấn của Bộ hình, cơ quan tương đương với Tòa án tối cao ngày nay.

 


Theo Đất Việt

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản

Sáng 17/2, thầy giáo Nguyễn Văn Tuân, Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Phú Lộc (huyện Phú Lộc) cho biết, cây bàng cổ thụ trong trường vừa được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam.

“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
Báo cáo nghiên cứu đầu tư dự án phục hồi di tích điện Cần Chánh

Chiều 12/1, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế tổ chức Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Cần Chánh. Tham dự, có các chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hoá - lịch sử cùng lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Báo cáo nghiên cứu đầu tư dự án phục hồi di tích điện Cần Chánh
Núi Bân & lễ hội Quang Trung tại Huế

Cùng với Hà Nội và Bình Định, Huế tự hào có khu tưởng niệm và lễ hội Quang Trung gắn với sự kiện Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, xuất quân ra Bắc Hà, đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược.

Núi Bân  lễ hội Quang Trung tại Huế

TIN MỚI

Return to top