ClockThứ Tư, 17/11/2010 03:55

Có được hưởng chế độ thai sản khi nhận nuôi con nuôi hay không?

TTH - * Tôi làm việc cho một doanh nghiệp tư nhân được bốn năm sáu tháng và bản thân tham gia đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) đầy đủ từ đó đến nay. Do hoàn cảnh không có con, tôi đang làm thủ tục nhận một cháu bé sơ sinh mồ côi (gần hai tháng tuổi) làm con nuôi. Theo tôi được biết, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản khi sinh con. Vậy, đối với trường hợp không sinh con mà nhận con nuôi (trẻ sơ sinh) như tôi có thuộc đối tượng được hưởng chế độ thai sản hay không? Nếu có thì tôi được hưởng những chế độ gì? (Hồ Thị Hoài, ở Huế)

- ThS. LS Nguyễn Văn Phước, Trưởng Văn phòng Luật sư Huế: Theo quy định tại khoản 1, điều 28 Luật BHXH, “Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: Lao động nữ mang thai; lao động nữ sinh con; người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi; người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản”. Đối với người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi để được hưởng chế độ thai sản như vừa nêu thì phải đảm bảo điều kiện là người lao động đó đóng BHXH từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi nhận nuôi con nuôi (khoản 2, điều 28 Luật BHXH).

Vì chị đã đóng BHXH bốn năm và con nuôi chị nhận nuôi là trẻ sơ sinh dưới bốn tháng tuổi, nên chị thuộc đối tượng được hưởng chế độ thai sản theo quy định nêu trên.
 
Căn cứ vào các quy định của pháp luật, chế độ mà chị được hưởng như sau: Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ bốn tháng tuổi (điều 32 Luật BHXH). Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con (điều 34 Luật BHXH). Và theo điều 35 Luật BHXH, khi hưởng chế độ thai sản như trên, mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng BHXH. Thời gian này, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH.
 
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1, điều 117 Bộ luật Lao động hiện hành, trong thời gian nghỉ việc để nhận trẻ sơ sinh làm con nuôi, lao động nữ được hưởng trợ cấp BHXH hoặc được người sử dụng lao động trả một khoản tiền bằng mức trợ cấp BHXH.
 
 Bùi Vĩnh (ghi)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trả giá đắt vì giúp bạn trả thù

1 án tử hình, 1 chung thân và 9 bị cáo còn lại nhận mức án từ 2,5 - 14 năm tù là bản án nghiêm khắc dành cho 11 thanh niên trong vụ hỗn chiến kinh hoàng dưới chân đèo Hải Vân (thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc) làm 2 người chết, 3 người trọng thương.

Trả giá đắt vì giúp bạn trả thù
Mất tình ruột thịt

Bất kể vụ tranh chấp nào phải “mang đến” chốn pháp đình cũng phức tạp. Nhưng phức tạp và đau lòng nhất vẫn là những vụ án mà đương sự là người thân ruột thịt trong một gia đình.

Mất tình ruột thịt
Bi kịch do sử dụng ma túy

Học đến lớp 11 thì bỏ học nửa chừng vì bị chúng bạn lôi kéo sử dụng chất ma túy, Lê Ngọc Phú Thịnh (SN 1995, trú phường Kim Long, TP. Huế) trở thành kẻ sát nhân máu lạnh. Đau đớn hơn khi mà nạn nhân lại chính là bà nội của y.

Bi kịch do sử dụng ma túy
Lời cảnh tỉnh

Thiếu cẩn trọng khi tham gia giao thông, người thiệt mạng, người còn vị thành niên bị pháp luật xử lý.

Lời cảnh tỉnh
Vận chuyển gần 5kg ma túy, lãnh 2 án tử hình, 1 án chung thân

Theo đó, tuyên mức án tử hình đối với Phan Văn Bá (SN 1976) và Lê Kim Huân (SN 1990), cùng trú TP. Đà Nẵng; đồng thời tuyên án chung thân đối với Phạm Đăng Huy (SN 1981), trú tỉnh Bình Thuận, trong vụ vận chuyển 14 bánh heroin (gần 5kg) từ Hà Tĩnh vào phía nam, bị bắt giữ tại thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc.

Vận chuyển gần 5kg ma túy, lãnh 2 án tử hình, 1 án chung thân
Return to top