ClockThứ Năm, 18/11/2010 04:31

“Trẩy hội” bằng tranh

TTH - Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 cận kề, thầy giáo - họa sĩ Nguyễn Hùng tất bật ra mắt phòng tranh mang tên “Trẩy hội”. Chọn dịp này để tổ chức chức triển lãm cá nhân đầu tiên, anh đã thể hiện tình yêu của mình với nghề “gõ đầu trẻ”.
Họa sĩ Nguyễn Hùng

Giảng dạy môn vẽ ở Trường PTCS Chu Văn An 10 năm, họa sĩ Nguyễn Hùng được đồng nghiệp và học sinh yêu qúy bởi sự tận tâm và hồn hậu. Trong giới mỹ thuật xứ Huế, anh lại được biết đến với vai trò một họa sĩ tài hoa và hết lòng vì sự nghiệp sáng tác. Anh tham dự hầu hết các cuộc triển lãm tại Huế, triển lãm mỹ thuật khu vực Bắc miền Trung, triển lãm mỹ thuật toàn quốc và gần đây nhất là triển lãm tại Trung tâm mỹ thuật Tokyo (Nhật Bản) vào năm 2009… Anh cũng đã gặt hái được nhiều thành tích như: Tặng thưởng công trình văn học nghệ thuật xuất sắc năm 2006; giải nhì triển lãm tranh chào mừng ngày thành lập Quân đội Nhân dân 22/12/2007; tác phẩm xuất sắc năm 2008 của Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế; giải nhì triển lãm tranh chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2009; giải C Giải thưởng văn học nghệ thuật Cố đô lần thứ 4…

Chọn chủ đề “Trẩy hội” cho triển lãm cá nhân đầu tiên của mình, thầy giáo - họa sĩ Nguyễn Hùng thể hiện mong muốn về một cuộc sống an lạc, tươi vui. 28 tác phẩm vẽ bằng chất liệu: tổng hợp, sơn dầu, acrylic với gam màu trầm ấm, sáng tươi của họa sĩ Nguyễn Hùng đã gợi cho người xem dấu hiệu của sự nảy nở. Chính sự ẩn dụ sinh tồn ấy đã thổi sức sống vào loạt tranh mới mà anh đem đến phòng triển lãm này.
 
Nguyễn Hùng cũng đã lấy cảm xúc từ những motip của các quân bài trong bộ bài tới để đưa vào tranh. Xem dòng tranh này, họa sĩ Đặng Mậu Tựu, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật nhận xét: “Nhiều người đã sử dụng những motip ấy vào tranh, nhưng cái khác của Nguyễn Hùng là nó được sắc màu hóa trong những không gian khác nhau, có khi đối xứng, có khi chông chênh… Một sự khác lạ nữa của Nguyễn Hùng chính là sự tạo chất điêu luyện. Điều này đã giúp tranh anh thêm độ sâu và tạo nên giá trị của mỗi bức tranh”.
 
Khai mạc vào ngày 13/11 tại trụ sở Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật, triển lãm kéo dài đến hết ngày 21/11.
 
Nhịp điệu sự sống
Hòa cùng đại dương
Du xuân
Thầy trò
Trẩy hội
 
 
 
LH (giới thiệu)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

220 năm quốc hiệu Việt Nam

“220 năm quốc hiệu Việt Nam – những chặng đường lịch sử (1804-2024)” là chủ đề cuộc hội thảo khoa học do Hội Khoa học Lịch sử tỉnh tổ chức, diễn ra sáng 23/4 tại TP. Huế.

220 năm quốc hiệu Việt Nam
Đưa triển lãm di sản văn hóa Huế đến Điện Biên

Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế ngày 22/4 cho biết, trong khuôn khổ các hoạt động năm Du lịch quốc gia 2024 và Kỷ niệm 70 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) diễn ra tại Điện Biên, đơn vị đã đưa triển lãm chuyên đề “Huế - Di sản văn hoá, điểm đến tiềm năng” giới thiệu đến với công chúng.

Đưa triển lãm di sản văn hóa Huế đến Điện Biên
Hội thi tuyên truyền kỷ niệm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn đến Huế

Hội thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024) do Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sau khi đi qua nhiều tỉnh, thành đã đến Huế trình diễn vào tối 21/4 tại Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh, 41A Hùng Vương, TP. Huế.

Hội thi tuyên truyền kỷ niệm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn đến Huế
Return to top