ClockThứ Ba, 23/11/2010 05:08

Xử trí khi bị chó cắn để phòng bệnh dại

TTH - Hiện nay bệnh dại do bị chó dại cắn đang có chiều hướng gia tăng tại một số địa phương ở nước ta. Mỗi năm có khoảng 100 người chết do bệnh dại. Tử vong của bệnh dại chiếm tỷ lệ khá cao trong các bệnh truyền nhiễm gây dịch. Ước tính hàng năm phải chi phí khoảng 300 tỷ đồng để giải quyết việc tiêm vaccine và huyết thanh kháng dại cho người dân. Khi bị chó cắn, phải xử trí như thế nào để bảo đảm an toàn?

Dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do virus dại gây nên. Người bị nhiễm virus dại sẽ lên cơn dại và tử vong nếu không được xử trí đúng cách và kịp thời. Ở nước ta, chó nhà là nguồn gây bệnh dại chủ yếu, chiếm tới khoảng 97%. Vì vậy không nên xem thường khi bị chó cắn vì nó có thể ảnh hưởng đến tính mạng của chính bản thân mình.

Khi bị chó cắn, cần phải xử lý ngay vết thương bằng cách rửa thật sạch với nước xà phòng đặc 20%, nước muối 0,9%. Sau đó sát khuẩn vết thương bằng cồn. Trường hợp cần thiết có thể cắt lọc vết thương nhưng không khâu ngay, chỉ khâu trong trường hợp vết cắn đã quá 3 ngày để tránh sự phát tán của virus dại. Sát khuẩn vết thương để tránh bội nhiễm và giảm đến mức tối thiểu lượng virus xâm nhập.
 
Nếu trường hợp vết cắn nhẹ, xảy ra ở chân, xa thần kinh trung ương và tại thời điểm bị chó cắn, con vật vẫn bình thường thì không cần tiêm vaccine mà chỉ cần theo dõi chó trong vòng 10-15 ngày. Trong thời gian theo dõi, nếu thấy chó bỏ ăn, chết, mất tích hoặc bị bán mổ thịt thì phải tiêm vaccine dại ngay. Nếu theo dõi sau 15 ngày, chó vẫn sống bình thường thì không cần tiêm vaccine.
 
Phải tiêm đồng thời cả vaccine phòng dại và huyết thanh kháng dại đối với các trường hợp bị chó cắn nghi ngờ chó dại hoặc chó đang lên cơn dại, có vết chó cắn ở đầu, mặt, cổ, đầu chi nơi có nhiều dây thần kinh, bộ phận sinh dục... dù vết cắn rất nhẹ và có nhiều vết cắn ở chỗ nguy hiểm, vết cắn sâu.
 
Một điều cũng cần chú ý là tiêm ngay vaccine sau khi bị chó cắn trong những trường hợp như có vết cắn nhẹ, xa thần kinh trung ương nhưng không theo dõi được con chó; vết cắn không nặng lắm và xa thần kinh trung ương nhưng tại thời điểm chó cắn, con chó đang bị ốm. Khi bị chó cắn nhưng đến cơ sở y tế muộn, nếu tiêm huyết thanh kháng dại sẽ không còn tác dụng nên chỉ tiêm vaccine. Ngoài ra, những đối tượng có nguy cơ bị nhiễm virus dại như các cán bộ thú y, người chăm sóc chó hoặc thú rừng, kỹ thuật viên làm việc trong phòng thí nghiệm có tiếp xúc với virus dại cũng cần phải tiêm vaccine phòng dại để bảo đảm an toàn.
 
Khi tiêm vaccine dại phải tiêm đủ liều theo quy định của loại vaccine, sử dụng đúng liều lượng, kỹ thuật và tiêm đúng khoảng cách giữa các mũi tiêm theo hướng dẫn. Vaccine phải được bảo quản ở nhiệt độ từ 4-8oC. Trong thời gian tiêm, không được làm việc quá sức, không nên uống rượu và dùng các chất kích thích; không sử dụng các thuốc nhóm corticoides, adrenocorticotrophic hormone (ACTH), thuốc làm giảm miễn dịch trong và sau khi tiêm vaccine dại 6 tháng.
 
 TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển nhiều kỹ thuật chuyên sâu điều trị tim mạch

Can thiệp điều trị rối loạn nhịp, can thiệp mạch vành, bệnh tim bẩm sinh bằng dụng cụ, can thiệp điều trị suy tĩnh mạch... là một trong những kỹ thuật chuyên sâu được Khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 triển khai thường quy trong thời gian vừa qua, đem đến cơ hội điều trị khỏi bệnh cho những người bệnh mắc các bệnh lý tim mạch, mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho cộng đồng.

Phát triển nhiều kỹ thuật chuyên sâu điều trị tim mạch
Mẹ Xinh - Chăm sóc bằng cả trái tim

Mẹ Xinh Spa là nơi cung cấp dịch vụ chăm sóc mẹ và bé chất lượng, uy tín hàng đầu TP. Huế. Bằng việc kết hợp sử dụng các phương pháp chăm sóc truyền thống của các bà mụ Huế xưa cùng các phương pháp chăm sóc hiện đại, Mẹ Xinh Spa tự hào đã chăm sóc hơn 5.000 mẹ và bé trong vòng 5 năm qua.

Mẹ Xinh - Chăm sóc bằng cả trái tim
An toàn vệ sinh thực phẩm cho sinh viên

Không học bán trú như học sinh, song an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho sinh viên (SV) vẫn được các đơn vị, cơ sở đào tạo chú trọng, nhất là ở các căng tin.

An toàn vệ sinh thực phẩm cho sinh viên
Uống bia giải độc rượu: Nguy hiểm!

Giới chuyên môn đã phải lên tiếng cảnh báo sau khi dư luận đang rộ lên thông tin uống bia để giải độc rượu. Đây là cách hiểu sai và rất nguy hiểm.

Uống bia giải độc rượu Nguy hiểm
Trẻ được cấp cứu sớm, cơ hội sống càng cao

Nhóm tình nguyện viên Y học cộng đồng (dự án thiện nguyện ) gồm các bác sĩ, giảng viên bộ môn Nhi và các sinh viên Trường ĐH Y Dược Huế tại Huế thường tổ chức các lớp tập huấn trao đổi kiến thức y học... Thừa Thiên Huế Online đã có cuộc trao đổi với TS. BS Nguyễn Hữu Châu Đức, giảng viên bộ môn Nhi; Th.S, Bs Nguyễn Duy Nam Anh, Trường ĐH Y Dược Huế về chủ đề sơ cấp cứu được nhiều phụ huynh quan tâm...

Trẻ được cấp cứu sớm, cơ hội sống càng cao
Return to top