ClockThứ Ba, 23/11/2010 20:21

Biển “cấm” và ý thức giao thông

TTH - Từ lâu, ở hai phía cầu cửa Đông Ba đều gắn biển cấm một số loại phương tiện không được lưu thông vào các giờ cao điểm. Thế nhưng, tình trạng lưu thông “lộn xộn”, vi phạm biển cấm, gây mất an toàn và ùn tắc nhiều giờ vẫn chưa có dấu hiệu giảm.

“Tranh thủ” hay “cơ hội”?

Ngoài những hình ảnh không mấy đẹp mắt do đóng dán quảng cáo, rao vặt, xả rác, phóng uế bừa bãi… sự vi phạm biển cấm, chen lấn lộn xộn diễn ra giữa nhiều phương tiện giao thông khi qua cửa cầu vẫn là vấn đề chưa có hồi kết. Chúng tôi được biết, nguyên nhân chủ yếu là do người điều khiển các phương tiện giao thông không chấp hành nghiêm túc nội dung các biển cấm và vượt ẩu… Bên cạnh đó, do đoạn đường thông cầu Đông Ba để đến các khu vực có trung tâm mua sắm lớn (như chợ Đông Ba, trung tâm thương mại) khá tiện lợi, không phải đi qua nhiều hệ thống đèn tín hiệu giao thông, dễ dàng chọn hướng rẻ ra nhiều đường: (đường Phan Đăng Lưu, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Hưng Đạo...), đa số người tham gia giao thông đều tranh thủ “đường ngắn” mà ít quan tâm đến việc mình sẽ có thể vừa là nguyên nhân, vừa là nạn nhân của những lần tắc nghẽn.
 

Vi phạm biển cấm lưu thông trong giờ cao điểm (ảnh chụp lúc 7h ngày 19/11/2010). Ảnh: Hạ Châu

Trên thực tế, người tham gia giao thông ở đây có khá nhiều sự lựa chọn về hướng lưu thông tiện lợi. Thế nhưng, việc chọn giải pháp đi xa hơn bằng cách đi tránh sang các đường khác để giảm hít phải không khí ô nhiễm, đảm bảo sự an toàn, thoải mái khi lưu thông… thường có rất ít người lựa chọn. Tâm lý này góp phần làm cho tình trạng tắc nghẽn giao thông tại đây xảy ra nhiều làn trong ngày và thời gian ùn tắc là khá lâu (bình quân từ 30 phút - 1h/lần tắc nghẽn, vào những ngày cao điểm có thể tăng từ 6 – 10 lần ùn tắc), gây lãng phí không ít tiền của, thời gian, ảnh hưởng sức khoẻ và môi trường...
 
Vi phạm như “cơm bữa”
 
Một nguyên nhân khác là do thói quen của người điều khiển phương tiện. Mặc dù có khá nhiều người biết về điểm “nóng” tắc nghẽn khi điều khiển phương tiện còn cách xa hàng chục mét và chắc chắn “họ” sẽ mắc kẹt nhiều giờ tại cửa cầu Đông Ba, song những phương tiện quay đầu xe, chuyển sang lưu thông hướng khác là rất ít…! Trong số đó, có một số phương tiện ý thức chấp hành cao, quay đầu xe cho đúng luật thì lại không kịp vì đường quá chật. Điều này khiến cho tình trạng ùn tắc giao thông tại đây diễn ra trầm trọng hơn, nhất là vào những giờ cao điểm. Trong đó, có không ít phương tiện vi phạm là ô tô, xích lô, xe kéo, xe ba gác chở cồng kềnh… thường xuyên qua lại ở cầu cửa Đông Ba như “cơm bữa”. Không những thế, một số phương tiện ngang nhiên vi phạm nhiều lần trong khoảng thời gian biển cấm chưa hết hiệu lực. Một câu hỏi đặt ra, liệu các phương tiện vi phạm lưu thông vào giờ cấm này “cố ý” hay “vô ý”?
 
Ngoài những nguyên nhân gây ùn tắc do sự thiếu ý thức, cần phải nói đến sự thiếu bắt mắt, rõ ràng của những tấm biển này cũng như sự thiếu hụt nghiêm trọng các chế tài xử lý mạnh tay tại đây. Ngoài kích cỡ tấm biển cấm khá nhỏ, đặt ở vị trí khiêm tốn, dòng chữ ghi thời gian cấm đến gần mới có thể quan sát được… Vì vậy, đã có không ít phương tiện giao thông khi nhận ra biển cấm thì đã “lỡ trớn”, dẫn đến khó quay đầu xe, đặc biệt là ở những thời điểm lưu lượng giao thông nhiều.
 
Trước thực trạng trên, để đảm bảo an toàn giao thông và giải quyết nạn ùn tắc, lực lượng tự quản tại chỗ đã có mặt kịp thời để chấn chỉnh, song chỉ dừng lại ở mức độ điều tiết tạm thời khi đã xảy ra tắc nghẽn. Các cơ quan chức năng cần có biện pháp khả thi hơn để chấm dứt tình trạng này, nhất là đối với những trường hợp cố tình vi phạm biển cấm lưu thông vào giờ cao điểm có tính hệ thống.
 
Đức Phương
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Để đường tranh bích họa “sống” cùng thời gian

Những bức tranh bích họa dọc theo nhiều tuyến đường ở Huế được coi là địa điểm check in hấp dẫn, thu hút nhiều du khách và giới trẻ. Song, theo thời gian, những hình ảnh sống động, đẹp mắt, độc đáo và ý nghĩa ấy đã hoen ố, một số bức bị xuống cấp, bôi bẩn, mốc meo.

Để đường tranh bích họa “sống” cùng thời gian
Sẽ có, nhưng chưa biết… ngày nào

Qua quan sát, diện chưa rộng lắm nhưng tôi đã “lờ mờ” nhận ra xu hướng tiêu dùng thân thiện với môi trường (thường được gọi là xu hướng tiêu dùng xanh) đang dần hiện hữu và được coi trọng, nó không ở chỗ này thì ở chỗ kia. Xu hướng này chỉ có được khi đi cùng với nhận thức và những lĩnh vực tiêu dùng văn minh.

Sẽ có, nhưng chưa biết… ngày nào
Buồn vui chuyện… rác

“Xanh, sạch, sáng” không chỉ là khẩu hiệu mà đã trở thành nhu cầu, nguyện vọng chung của cả cộng đồng xứ Huế. Nó đã đi vào đời sống và đang dần tạo thành thói quen tự giác nơi mỗi thành viên…

Buồn vui chuyện… rác
Đầu tư đã quan trọng, giữ gìn càng quan trọng hơn

Suy cho cùng, ý thức người dùng mới là quan trọng nhất. Nhưng nói ý thức chung chung thì khó quá, còn làm thế nào để buộc mọi người phải có ý thức trong cái sự xử lý "đầu ra" tế nhị và nhạy cảm kia thì lại là câu hỏi không hề dễ.

Đầu tư đã quan trọng, giữ gìn càng quan trọng hơn

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top