ClockThứ Năm, 25/11/2010 16:26

Người tìm “lửa” cho sân khấu ca kịch Huế

TTH - Nghệ thuật là một khái niệm mà ở đó luôn có những điểm nhấn trầm, bổng dẫn đến sự thành công của người nghệ sĩ. Nhưng đôi lúc, đó cũng là sự đa đoan khi “trót mang nghiệp diễn vào thân”. Tuy vậy, suy cho cùng mỗi một con người khi đã dấn thân vào nghệ thuật thì ánh đèn sân khấu cũng là lẽ sống của cuộc đời với đầy đủ những khắc khoải, hạnh phúc, đau buồn...

NSƯT Ngọc Bình

Không nằm ngoài qui luật đó, Đạo diễn - NSƯT Ngọc Bình - Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật Ca kịch Huế, một trong số ít các nghệ sĩ Việt Nam thể hiện thành công hình tượng Bác Hồ trên sàn diễn sân khấu chuyên nghiệp, người cũng đã không ít lần hóa thân vào nhân vật để bóc tách cuộc đời mình với khán giả.

Ngọc Bình tâm sự, anh không quan tâm mình có phải là người đàn ông nổi tiếng trên mảnh đất cố đố Huế hay không, anh chỉ biết, mình đã hơn nửa đời người miệt mài đi tìm “lửa” để thổi hồn cho từng tuyến nhân vật của sân khấu Ca kịch Huế, loại hình nghệ thuật mà nhiều thế hệ trong gia đình anh đã trót đam mê.

Sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm nghệ thuật, người dẫn dắt anh nối nghiệp không ai khác chính là mẹ anh, nghệ sĩ Kim Oanh và bố anh NSƯT Nguyễn Ngọc Yến. Đây là hai gương mặt nổi tiếng một thời ở Đoàn nghệ thuật Bình Trị Thiên cũ, có lẽ vì vậy mà cuộc đời đã dành sẵn cho anh một chỗ đứng dưới ánh đèn sân khấu như một định mệnh. Đến hôm nay, người đàn ông vừa đến tuổi “ngũ thập tri thiên mệnh” đã kịp dàn dựng, thổi hồn cho hơn 100 tác phẩm tham gia các hội diễn sân khấu toàn quốc.
Năm 1972, mới 14 tuổi Ngọc Bình được tuyển vào Đoàn nghệ thuật Trị Thiên Trung ương, dù chưa được đào tạo qua một trường chính quy nào nhưng với lối giảng dạy nghệ thuật truyền khẩu của cha mẹ và những nghệ sĩ cùng đoàn, cộng với năng khiếu bẩm sinh và sự chịu khó Ngọc Bình đã tiến bộ nhanh chóng. Năm 1973, anh chính thức có vai diễn đầu tiên (Châu Tuấn trong vở “Thoại Khanh Châu Tuấn”) và đã để lại ấn tượng tốt đẹp với khán giả nhờ vào tài năng diễn xuất giàu tính sáng tạo, tự tin và giọng hát trầm ấm.
Năm 1975, đất nước hoàn toàn thống nhất anh theo bố mẹ trở về Huế. Như một sự thử thách, năm 1978 anh mang ba lô lên đường làm nhiệm vụ của người trai trẻ, hai năm đi bộ đội khiến anh nhớ ánh đèn sân khấu da diết. Anh tâm sự, thời gian hai năm đã cho anh hiểu ra một điều, anh và sân khấu khó có thể tách làm hai được...
Năm 1989 sau khi ba tỉnh Bình Trị Thiên tách riêng, anh được lãnh đạo điều trở về lại Đoàn Nghệ thuật ca kịch Huế với cương vị Phó đoàn - phụ trách chuyên môn. Nhưng có lẽ để khẳng định vị trí của một đạo diễn sân khấu chuyên nghiệp chắc tay, Ngọc Bình đã theo học và tốt nghiệp Khoa đạo diễn Trường đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội năm 1995. Sau khi tốt nghiệp, anh được đề bạt làm trưởng đoàn và sau này, khi đoàn nghệ thuật Ca kịch Huế được nâng cấp thành nhà hát, anh được cử làm giám đốc, tất cả như một qui luật “có hậu” trong vòng xoay của tạo hóa.


Hình tượng Bác Hồ do NSƯT Ngọc Bình thể hiện trong vở “Hồ Chí Minh - Hồi ức màu đỏ”

Làm diễn viên rồi làm đạo diễn, nhưng thật sự Ngọc Bình đã bắt đầu dàn dựng các vở diễn từ năm 1984 khi vẫn còn là diễn viên, và vở diễn đầu tay được anh dàn dựng có tên “Ngọn lửa tình yêu”. Anh nói, những ngày làm diễn viên đã cho anh nhiều vốn sống, chính vốn sống này đã được anh gắn cho từng nhân vật của các tác phẩm do anh làm đạo diễn.
Viết về Ngọc Bình là viết về những thành công của các vai diễn như: vai Đê - mi - lốp trong vở “Mảnh đất đời người”, Châu Tuấn trong vở “Thoại Khanh - Châu Tuấn”. Hay hai nhân vật đã đem đến cho anh hai huy chương vàng trong các kỳ tham gia hội diễn như: Vai T.Lừng trong vở “Người đẹp suối tiên” và vai Đức trong vở “Lời trăn trối’. Thân phận mỗi nhân vật đều có một số phận khác nhau, nhưng cái “tôi” của nhân vật thì không lẫn vào đâu được. Đặc biệt, năm 2000, nhân kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Ngọc Bình thể hiện hình tượng Bác Hồ trong vở diễn “Ca múa nhạc sử thi” đã để lại ấn tượng sâu sắc trong khán giả nhiều vùng miền từ Cà Mau, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Nghệ An... Chính sự thể hiện xuất sắc này thêm một lần nữa tái hiện trong vở “Hương sen đất Việt”, và NSƯT Ngọc Bình đã vinh dự được trao giải B - Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô Huế lần thứ 3 (năm 2004).
Làm diễn viên hay làm đạo diễn, ở vị trí nào Ngọc Bình cũng cho người xem thấy được cái đẹp của nghệ thuật được xây dựng lên từ những ý tưởng sân khấu mang đầy “chất lửa” của nhân vật. Niềm hạnh phúc đã đi kèm với anh trong những vở diễn do chính anh làm đạo diễn như: vở “Hàn Mạc Tử” đạt huy chương vàng trong Liên hoan Sân khấu toàn quốc năm 1996; vở “Điều không thể mất” đạt huy chương vàng trong Liên hoan Sân khấu Bắc miền Trung năm 2001; vở “Vú cát” đạt giải B trong liên hoan sân khấu miền Trung và Tây Nguyên năm 2004; vở “Bác Hồ - Hồi ức màu đỏ” đạt giải đặc biệt xuất sắc do Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch trao tặng, được Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam tặng giải đặc biệt trong Liên hoan Sân khấu Tuồng và Dân ca kịch toàn quốc tại Đà Nẵng năm 2009. Ngoài ra, hình tượng Bác Hồ trong vở diễn do anh thể hiện cũng đã mang về cho anh tấm huy chương vàng danh giá.
 
Đã 38 năm làm nghệ thuật, đến hôm nay Đạo diễn - NSƯT Ngọc Bình đã thổi vào nghệ thuật Ca kịch Huế một sắc thái mới mang đầy đủ âm hưởng của thời đại. Anh nói, tôi muốn phát triển văn hóa truyền thống tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, chứ tôi không dựa vào tiên tiến để lai căng, bóp méo... hay không dựa vào “đậm đà” để làm cho nó quá “đậm đặc” dẫn đến sự thủ cựu...
 
Bình Nhi
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lòng biển

“Lòng biển rộng đến chừng nào?”. Khôi vẫn thường hỏi thế mỗi khi lang thang trên bãi biển. Tuy chẳng rõ, nhưng với anh biển mênh mông lắm.

Lòng biển
Ngọn hải đăng

Những lá thư anh viết cho tôi đều trên giấy học trò. Giữa thời buổi điện thoại di động, điện thoại bàn, thậm chí chỉ cần có một chiếc điện thoại thông minh với 4G là có thể nói chuyện, nhắn tin cho nhau. Vậy mà, anh vẫn viết thư cho tôi. Anh giải thích: “Hiện tại trên thế giới, người Pháp vẫn viết thư cho nhau, bởi nhìn mặt chữ như nhìn mặt người. Vả lại, chỉ có chữ viết mới có thể nói hết lời yêu thương”. Anh đã tạo cho tôi một thói quen nhận thư vào mỗi tuần. Chính từ những lá thư anh gởi, tôi mới phát hiện ra rằng, người đưa thư trong xóm tôi vẫn phải đưa thư đúng 7 ngày trong tuần. Anh dùng chiếc bì thư bán ở bưu điện để gởi. Nét chữ của anh cứng rắn khác với tính tình hiền dịu của anh.

Ngọn hải đăng
Mâm cơm nóng

1. “Ba tin mẹ sẽ làm tốt!” – Vũ, chồng My hay dùng câu nói ấy để khích lệ tinh thần My mỗi khi đứng trước quyết định lớn. Lần đó, My gần như đặt cược cả công ty cho một hợp đồng có tính mạo hiểm. Nghĩa là nếu thắng, công ty My sẽ bước thêm một bậc thang mới, mở ra rất nhiều cơ hội cho những dự án kế tiếp. Ngược lại, nếu thua, khả năng xấu nhất là công ty My phá sản.

Mâm cơm nóng
Bóng nắng

Bà Liếng sống một mình trong cái chòi dưới chân dốc Mù U. Nơi đó vắng ngắt, cánh đồng bỏ hoang, cỏ ngoi lên tới tận bờ, mấy con bò làng bên cũng chẳng buồn qua gặm những đám cỏ cằn khô. Bà Liếng là người đàn bà câm nên người làng quen gọi bà câm, quên mất cái tên Liếng từ bao giờ.

Bóng nắng
Cậu học trò năm ấy

Xuân ngẩng đầu lên nhìn tôi rồi ngoảnh mặt đi nơi khác. Nhiều lần tôi cố tình nhìn chăm chăm về phía Xuân để cậu ta không còn “cơ hội” đánh lảng sang hướng khác. Vậy mà dường như đoán biết được lúc nào là có ánh mắt của tôi đưa xuống chỗ ngồi của mình, khi thì cậu cúi mặt xuống, khi thì cậu nhìn mông lung ra cửa sổ, nơi có cây khế sai quả của nhà bác cai trường.

Cậu học trò năm ấy

TIN MỚI

Return to top