ClockThứ Tư, 24/11/2010 19:15

Nổ sâu

TTH - Khi trời Huế bắt đầu xuất hiện những cơn mưa lất phất là lũ trẻ xóm tôi hẹn nhau đi nổ sâu. Thế là lẻn xuống bếp, xúc trộm của mẹ 2 lon gạo, vơ thêm nạm nếp, đậu phụng hoặc đậu xanh. Đứa nào sang hơn thì ra chợ mua gói mì tôm, vài nghìn đường cát nữa là dong xe lên đường.

Dạo ấy, những nhà có máy xay xát thường tậu thêm một chiếc máy nhỏ chạy bằng điện, chẳng biết họ phục vụ xay xát loại ngũ cốc gì nhưng lúc nào chúng tôi lên nổ sâu thì y như rằng, chủ xay xát lại sử dụng chiếc máy ấy. Nguyên liệu chúng tôi mang theo được đổ ra chiếc chậu nhỏ, trộn đều. Chủ cơ sở cho thêm mỗi đứa một thìa bơ khuyến mãi, rồi cứ thế xếp hàng chờ đến phiên. Ngày trước, bọn trẻ chúng tôi phải đạp xe gần bốn cây số mới đến được điểm xay xát gần chợ Thông. Lúc ấy, cầu chợ Thông còn là chiếc cầu ghép bằng ván, khu vực này thường xuyên bị lũ lụt nên mố cầu sồi sụt, gặp trời mưa dắt xe lên xuống rất nguy hiểm. Người lớn đi đã khó, trẻ con chúng tôi lại càng khó hơn, phải chia người đứng trên kéo bánh trước, một đứa khác đẩy bánh sau. Lần nào đi nổ sâu cũng có đứa “chụp ếch”, áo quần đầy bùn, nhưng nghĩ tới những “con sâu” gạo giòn tan, ngọt lừ, đứa nào cũng muốn tới tận nơi.


 
 
Khác với bánh ống, ngũ cốc đổ vào máy xay nhuyễn qua nhiệt cao cho ra những dây bột dài ngoằn nghèo như những con sâu róm nên chúng tôi gọi chúng là “sâu gạo”. “Sâu” mới ra lò nóng giòn, thơm mùi bơ, đậu. Bỏ càng nhiều đường, sâu càng cứng, càng ngọt. Buổi tối mùa đông đắp chăn, ôm thùng kẹo sâu đọc truyện trinh thám của Connan Doyle có lẽ là những kỷ niệm khó quên một thời tuổi thơ tôi. Trong trận lụt lịch sử năm 1999, củi than trôi hết, mẹ con tôi ngồi trên hai chiếc bàn kê cao cùng với thùng kẹo sâu sống qua một ngày đêm mà không có hạt gạo mô vô bụng.
 
Một thời đi dạy thêm, mấy đứa học trò nhỏ của tôi cũng có sở thích ăn kẹo sâu. Cứ cuối tháng nộp tiền học phí, tôi trích ra một ít rồi mấy chị em đạp xe về làng Dương Xuân hạ đi nổ sâu. Bõ công chờ đợi xếp hàng, cuối cùng cả nhóm cũng có một bữa đại tiệc bằng kẹo sâu...
 
Năm tôi vào đại học, đi học quân sự xa nhà, đứa em trai tôi bắt xe đò về thăm. Quà nó mang theo là một bì kẹo sâu to tướng. Cả nhóm tôi mừng rơn, đem giấu bì kẹo trên trần nhà vì sợ thầy giáo la. Những khi trong phòng có sinh nhật, lễ, tiệc, kẹo sâu mới được mang ra phục vụ liên hoan. Buổi tối, tôi đem theo một nắm kẹo sâu cùng bạn ra dãy sau thắp nến học bài. Những nắm kẹo sâu lúc ấy có giá trị vô cùng.
 
Bây giờ, những lò nổ sâu thưa vắng dần. Con nít thời nay ăn kẹo sô-cô-la, kẹo ngoại thay thế những món ăn đơn giản như kẹo sâu ngày ấy. Thi thoảng, về những vùng quê nghèo, tôi vẫn thấy người ta nổ sâu bằng bột bắp nhưng chúng to phồng và đầy vị ngọt của đường hóa học chứ không giòn tan như kẹo sâu mà chúng tôi hay đi nổ. Phải chăng món ăn đã đi vào dĩ vãng theo thời gian.
 
T.Linh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Bùng nổ vị giác” với bánh canh cá lóc

Từ bé, tôi đã ngưỡng mộ kỹ thuật xắt bột điêu nghệ của các o, các dì hàng bánh canh cá lóc. Họ cán dẹt bột bằng một tấm trụ tròn, sau đó dùng dao xắt trực tiếp vào nồi nước dùng đang nghi ngút khói, từng sợi bánh canh bay như thoi đưa, rất khéo léo và chính xác. Bột chín rồi thì được vớt ra tô, rưới nước dùng lên và cho thêm trứng cút, cá lóc và hành lá. Nồi thịt cá lóc đã được ráy sẵn đỏ au là điểm nhấn bắt mắt của hàng bánh canh.

“Bùng nổ vị giác” với bánh canh cá lóc
Xây dựng thương hiệu thành phố sáng tạo từ cơ sở văn hóa ẩm thực Huế

Thừa Thiên Huế đang tập trung xây dựng để gia nhập vào Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO với tôn chỉ hướng tới là thúc đẩy nguồn lực văn hóa và sáng tạo văn hóa làm nền tảng cho quá trình phát triển đô thị bền vững. Có 7 lĩnh vực sáng tạo được xác định để UNESCO xét ghi danh, tham gia mạng lưới, gồm: thủ công mỹ nghệ và nghệ thuật dân gian, thiết kế, điện ảnh, ẩm thực, văn học, nghệ thuật truyền thông đa phương tiện và âm nhạc. Trong những lĩnh vực đó, Thừa Thiên Huế chọn ưu thế về tiêu chí Ẩm thực để tiến hành điều nghiên, lập hồ sơ trình xét trong năm 2024.

Xây dựng thương hiệu thành phố sáng tạo từ cơ sở văn hóa ẩm thực Huế
Bánh cuốn tôm chua, mỹ vị cung đình dần rơi vào quên lãng

Huế vốn được coi là kinh đô ẩm thực, là cái nôi sản sinh ra những món ăn đậm chất kỳ công, tinh tế mà hài hòa của ẩm thực cung đình. Cùng với đó là sự đa dạng, thẩm mỹ cũng như cầu kỳ của ẩm thực dân gian. Và bánh cuốn tôm chua chính là sự giao thoa kết hợp hoàn hảo giữa hai nền ẩm thực đó.

Bánh cuốn tôm chua, mỹ vị cung đình dần rơi vào quên lãng
Vang danh ẩm thực Huế

Sau khi Huế lọt top những thành phố có đồ ăn ngon nhất thế giới 2023 - Best Food Cities in the World, đến lượt cơm hến và mè xửng được xác lập kỷ lục châu Á năm 2023 - 2024. Trên bước đường xây dựng Huế - Kinh đô ẩm thực, ẩm thực Huế đang tiếp tục vang tiếng gần xa.

Vang danh ẩm thực Huế
Nét Huế nơi phố ẩm thực Đông Ba về đêm

Là trung tâm thương mại lớn của thành phố Huế, chợ Đông Ba không chỉ thu hút khách trao đổi mua bán nhộn nhịp vào ban ngày, mà ở đây ngay trước tiền sảnh của chợ, bên con đường Trần Hưng Đạo nổi tiếng có một phố ẩm thực thu nhỏ vào ban đêm.

Nét Huế nơi phố ẩm thực Đông Ba về đêm
Return to top