AEC – điểm nhấn quan trọng trong Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN 47
TTH.VN - Hội nhập kinh tế khu vực thông qua Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sẽ là một điểm nhấn quan trọng của Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 47 và các hội nghị liên quan, vừa khai mạc sáng nay - thứ Bảy ngày 22/8/2015 tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia.
Từ ngày 22/8 - 25/8, giữa rất nhiều vấn đề, các Bộ trưởng Kinh tế từ các nước Đông Nam Á sẽ giải quyết những chi tiết để tiến tới hình thành AEC - kế hoạch tạo ra một khu vực kinh tế chung cho 10 quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). ASEAN đã đề ra hạn chót vào ngày 31/12/2015 để chính thức khởi động khối thương mại khu vực này.
Trong bài phát biểu khai mạc sáng nay, Bộ trưởng Thương mại Quốc tế và Công nghiệp Malaysia - ông Mustapa Mohamed cho biết, hơn 91% các biện pháp trong kế hoạch xây dựng AEC đã được thực hiện, và còn 46 biện pháp cần được hoàn thành.
![]() |
Bộ trưởng các nước trong Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 47 sáng nay (22/8/2015) - Ảnh: AFP. |
Tuy nhiên, một số cộng đồng doanh nghiệp đang hoài nghi về tiến độ của các cuộc đàm phán và bày tỏ lo lắng về việc 4 nước ASEAN tham gia vào các cuộc đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPPA) - một hiệp định thương mại tự do giữa 12 quốc gia xuyên Thái Bình Dương, trong đó có Hoa Kỳ - có thể bị phân tâm.
"Tôi biết rằng, một số thành viên của cộng đồng doanh nghiệp đang khá hoài nghi với tốc độ mà ASEAN đang dịch chuyển," Bộ trưởng Mustapa Mohamed nói, "tôi phải thừa nhận rằng, việc thành lập AEC vào cuối năm 2015 này không có nghĩa đến ngày 1/1/2016, tất cả mọi thủ tục phức tạp đều được gỡ rối và thương mại, đầu tư sẽ tự do chảy qua biên giới các nước, và điều đó cũng không có nghĩa rằng người dân sẽ được tự do đi lại, cũng như mọi tiêu chuẩn đều được hài hòa.
"Mặc dù vậy, việc thành lập AEC có nghĩa là ASEAN đạt được một trong những cột mốc quan trọng trên hành trình phát triển ASEAN", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Ông Mustapa cho biết, bất chấp việc tất cả các nước ASEAN đều phải đối mặt với những thách thức kinh tế, các quốc gia đều cam kết tiếp tục quá trình hội nhập kinh tế khu vực để "giảm khoảng cách giữa các nước trong công đồng chung của chúng ta và gắn kết mạnh mẽ hơn với các nước đối tác khác".
Bên cạnh việc thảo luận các vấn đề về AEC, các quốc gia ASEAN cũng sẽ tiếp tục các cuộc đàm phán cho một thỏa thuận thương mại tự do với Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản và New Zealand – Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực RCEP mà các bên dự kiến sẽ kết thúc đàm phán vào cuối năm nay.
Tố Quyên (lược dịch từ CNA)
- Sử dụng thanh toán kỹ thuật số toàn cầu tăng mạnh giữa đại dịch (03/07)
- 'Cơn bão tài chính mới' liệu có ập tới các nước châu Á? (03/07)
- WHO phát cảnh báo "khẩn cấp" về đậu mùa khỉ (02/07)
- Mỹ nhấn mạnh vai trò của hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (02/07)
- Đông Nam Á và tiến trình chuyển đổi năng lượng sạch (02/07)
- Du lịch phục hồi - hàng không toàn cầu “đau đầu” vì thiếu nhân lực (02/07)
- Gạo - cứu cánh của châu Á (02/07)
- Lào thúc đẩy một đoạn trong tuyến đường sắt Lào-Việt Nam (02/07)
-
Sử dụng thanh toán kỹ thuật số toàn cầu tăng mạnh giữa đại dịch
- Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ”
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu
-
EU thông qua kế hoạch cấm bán xe dùng động cơ đốt trong vào năm 2035
- World Bank: Tỷ lệ “nghèo học vấn” ở trẻ em trên toàn cầu đã tăng lên đến 70%
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Việt Nam tăng 39 bậc chỉ số chất lượng sống tốt nhất thế giới
- Nhiều vấn đề nóng được thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh G7
- Biến đổi khí hậu khiến năm 2022 trở nên nóng hơn, nhiều lũ lụt hơn