ClockThứ Ba, 03/04/2018 07:00

Agribank Thừa Thiên Huế đồng hành cùng “tam nông”

TTH - Ngoài nỗ lực tăng nguồn huy động vốn, dư nợ, chăm lo đời sống CB-CNV và các hoạt động an sinh xã hội, nhiệm vụ trọng tâm mà Ngân hàng NN&PTNT (Agribank) Thừa Thiên Huế đặt ra và thực hiện khá hiệu quả trong 30 năm hình thành và phát triển là cho vay, hỗ trợ sản xuất khu vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân.

Agribank Thừa Thiên Huế ký kết hợp tác thu cước viễn thông với VNPT Thừa Thiên Huế. Ảnh: Tâm Huệ

“Bà đỡ”

Những năm qua, đặc biệt là năm 2017, Agribank Thừa Thiên Huế đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, trong đó lĩnh vực đầu tư tín dụng đối với “tam nông” chiếm tỷ trọng khá lớn. Đây là hoạt động được khách hàng là doanh nghiệp, hộ nông dân đánh giá cao, góp phần thay đổi diện mạo vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Ông Lê Trọng Kiều, Trưởng phòng Khách hàng hộ sản xuất và cá nhân Agribank Thừa Thiên Huế thông tin, dư nợ cho vay theo Quyết định 68/2013 của Chính phủ “về chính sách hỗ trợ nhằm giảm thiểu tổn thất nông nghiệp” đạt 103 tỷ đồng, chủ yếu cho các hộ gia đình vay vốn để mua máy làm đất, các thiết bị trong khai thác, đánh bắt thủy sản, với 376 khách hàng còn dư nợ, bình quân 274 triệu đồng/khách hàng. 

Trong chính sách phát triển thủy sản trên địa bàn tỉnh theo Nghị định 67 của Chính phủ, Agribank Thừa Thiên Huế là một trong những đơn vị tiên phong. Với doanh số cho vay 151 tỷ đồng, với 18 tàu được đóng mới (3 tàu phục vụ hậu cần và 15 tàu đánh bắt xa bờ)/18 khách hàng được vay vốn, bình quân dư nợ 8,4 tỷ đồng/khách hàng, tập trung hai huyện Phú Vang và Phú Lộc.

Chú trọng cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Ảnh: Tâm Huệ

Ngư dân Trần Quân (Hải Tiến, Thuận An, Phú Vang) cho biết, Agribank Phú Vang đã cho gia đình anh vay hơn 7 tỷ đồng đóng mới tàu vỏ gỗ với lãi suất ưu đãi. Tàu cá vỏ gỗ của ngư dân Trần Quân có công suất 700CV, với tổng kinh phí đóng mới và trang bị ngư lưới cụ gần 10 tỷ đồng, trong đó 30% vốn là của ngư dân tự bỏ ra làm đối ứng. “Nếu không có chính sách của Chính phủ cùng sự hỗ trợ vay ưu đãi của ngân hàng, ước mơ chạm tới con tàu công suất lớn, để vươn đến ngư trường xa của ngư dân khó mà thành hiện thực”, ông Quân nói.

Bên cạnh tàu gỗ, các tàu sắt cũng được ngư dân vay vốn đóng mới từ Agribank. Được trang bị tàu công suất lớn, ngư lưới cụ và phương tiện đánh bắt hiện đại, ngư dân đã thực sự làm chủ ngư trường, yên tâm bám biển dài ngày, đồng thời góp phần phát triển kinh tế biển và giữ vững chủ quyền đất nước.

Ông Trần Đình Khoái, Phó Giám đốc Agribank Thừa Thiên Huế đánh giá, thành công lớn nhất trong những năm qua là đơn vị đã mạnh dạn và quan tâm đầu tư cho vay “tam nông” theo các nghị định của Chính phủ. Cho vay trong lĩnh vực “tam nông” ở vùng đồng bằng, gò đồi để phát triển cây công, lâm nghiệp và đầm phá ven biển để phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, đóng mới tàu xa bờ, tàu kinh doanh hậu cần với dư nợ trên 4.800 tỷ đồng, chiếm 80% tổng mức đầu tư.

Song song với các chương trình, Agribank chú trọng phương thức chuyển tải vốn tới tay người nông dân. Sau khi triển khai văn bản thỏa thuận giữa Agribank với Hội Nông dân và Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, việc cho vay qua tổ chức đã được quan tâm. Các chi nhánh đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương và đoàn thể triển khai đến các chi hội. Đến nay, có 186 tổ vay vốn, 2.852 hộ tham gia, với tổng dư nợ hơn 162 tỷ đồng.

Thông qua điểm giao dịch lưu động, mọi hoạt động cho vay, huy động vốn, thanh toán… được thực hiện tại chỗ nhằm rút ngắn khoảng cách, thủ tục và thời gian cho khách hàng.

Chăm lo đời sống CB-CNV

Từ năm 2002 đến nay, Agribank Thừa Thiên Huế được Tổng Liên đoàn Lao động (TLĐLĐ) tặng cờ thi đua đơn vị CĐCS vững mạnh có phong trào thi đua xuất sắc; 3 lần được TLĐLĐ tặng bằng khen cho tập thể CĐCS và 4 cá nhân; 3 lần Công đoàn Ngân hàng Nhà nước VN tặng cờ thi đua đơn vị có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lao động giỏi và xây dựng công đoàn vững mạnh và bằng khen cho 76 cá nhân...

Với 30 năm xây dựng và phát triển, Công đoàn cơ sở (CĐCS) Agribank Thừa Thiên Huế hiện có 12 CĐCS thành viên trực thuộc, với 412 đoàn viên, người lao động (ĐV, NLĐ). CĐCS đã phát huy tốt vai trò của mình trong việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ quyền và lợi tích hợp pháp, chính đáng của ĐV, NLĐ; phát huy năng lực từng cá nhân.

Bà Phan Cảnh Quỳnh Chi, Chủ tịch CĐCS, Phó Giám đốc Agribank Thừa Thiên Huế thông tin, một trong những nội dung CĐCS luôn quan tâm đó là chỉ đạo các CĐCS thành viên thường xuyên trong những buổi sinh hoạt, phổ biến đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; nhất là các nghị quyết, văn bản của ngành liên quan đến nghiệp vụ chuyên môn, các chính sách liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ mà mỗi cán bộ, ĐV, NLD cần nắm vững.

CĐCS đã phối hợp chặt chẽ cùng chuyên môn vận động các đoàn viên tích cực tham gia các phong trào thi đua “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo”; “Giỏi chuyên môn nghiệp vụ, giỏi ứng dụng tin học”; “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, với mục tiêu hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ kinh doanh hàng năm, xây dựng đơn vị trong sạch vững mạnh. Đồng thời, qua phong trào thi đua đã phát hiện những nhân tố điển hình có năng lực chuyên môn và các hoạt động phong trào để bồi dưỡng, bổ sung cho đội ngũ quản lý.

Một trong những tiêu chí để CBVC-NLĐ yên tâm công tác và tận tụy trong công việc đó là đảm bảo được dân chủ trong sinh hoạt, được quan tâm tạo điều kiện trong công tác, học tập và được hưởng phúc lợi theo chế độ quy định. Vì vậy, những năm qua, CĐCS luôn chỉ đạo các CĐCS thành viên triển khai thực hiện quy chế dân chủ cơ sở để phát huy quyền dân chủ của người lao động.

Ông Nguyễn Văn Bình, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Agribank Thừa Thiên Huế cho hay, đơn vị sẽ tiếp tục triển khai đề án mở rộng và nâng cao hiệu quả đầu tư tín dụng có trọng điểm cho mục tiêu phát triển bền vững; trong đó, trọng tâm là vùng nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Điều này phù hợp với định hướng, mục tiêu của Agribank và chuyển đổi cơ cấu kinh tế của địa phương; giữ vững vị trí ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam. Hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả, phát triển ổn định, bền vững, giữ vững vai trò chủ lực trong đầu tư, hỗ trợ phát triển và cung cấp dịch vụ tài chính, tín dụng cho nền kinh tế; nhất là khu vực nông nghiệp, nông thôn là chiến lược được xác định trong giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn 2030.

Đến nay, biên chế CBVC-NLĐ Agribank Thừa Thiên Huế có 412 người; trong đó có 269 đảng viên, 30 người có trình chuyên môn trên đại học; 10 người trình độ cao cấp, cử nhân và 275 người có trình độ trung cấp lý luận chính trị. Hầu hết cán bộ nghiệp vụ đều có tình độ vi tính căn bản đến đại học.

Nguồn vốn huy động nội, ngoại tệ quy đổi tại Agribank Thừa Thiên Huế đạt hơn 7.577 tỷ đồng, tăng 3.700 lần so với số dư khi thành lập (1988), gấp 3 lần so với cuối năm 2010. Dư nợ cho vay nội, ngoại tệ quy đổi toàn tỉnh đạt 6.600 tỷ đồng, tăng 2.200 lần so với số dư nợ cho vay ngày mới thành lập, gấp 2 lần so với cuối năm 2010; cho vay trên 500 doanh nghiệp vừa và nhỏ, riêng cho vay phục vụ trong lĩnh vực “tam nông” hơn 4.755 tỷ/45.000 hộ, chiếm 71% tổng dư nợ.

Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đồng hành cùng chi hội trưởng

Đề xuất tăng phụ cấp cho chi hội trưởng (CHT), đổi mới các phong trào để thu hút hội viên, cùng các CHT nắm bắt tình hình, hoàn cảnh chị em để có cách giúp đỡ hợp lý, kịp thời... là cách mà hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) các cấp và chính quyền địa phương đồng hành cùng các CHT trong việc xây dựng và phát triển phong trào phụ nữ trên toàn tỉnh.

Đồng hành cùng chi hội trưởng
Gửi yêu thương trên thao trường

Ngày 29/3, Tại Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 6, Hội Phụ nữ Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh phối hợp với Hội phụ nữ các đơn vị Quân đội đứng chân trên địa bàn tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ các huyện, thị xã, thành phố tổ chức chương trình Đồng hành cùng chiến sĩ mới – Gửi yêu thương trên thao trường, Khâu áo chiến sĩ và bữa cơm ấm lòng tình mẹ.

Gửi yêu thương trên thao trường
Áo xanh “phủ sóng” tình nguyện dịp Tết

Vận động các nguồn lực xã hội tổ chức những chương trình, hoạt động ý nghĩa giúp đỡ thanh thiếu nhi và bà con nhân dân vùng khó khăn là mục tiêu của tuổi trẻ Thừa Thiên Huế trong dịp Tết Nguyên đán năm nay.

Áo xanh “phủ sóng” tình nguyện dịp Tết
Return to top