ClockThứ Năm, 27/10/2011 09:39

Ai bảo vệ lao động bọn em?

TTH - Vào trường đã mệt, ra trường, đi xin việc lại càng mệt hơn. Trường hợp đứa em của tôi cũng không ngoại lệ. Sau khi nhận bằng tốt nghiệp, trong nhà, ai cũng khuyên nó cố gắng xin vào làm việc tại một cơ quan hoặc doanh nghiệp nhà nước. Nhưng tuổi trẻ, nó cực kỳ thoải mái: Gì mà cứ phải nhà nước. Ở đâu thu nhập cao thì cứ thế mà làm…

Sau cùng, nó nộp đơn vào một doanh nghiệp tư nhân. Thực ra thì cũng thông qua tôi là chỗ có quen biết, đã đánh tiếng trước và được chủ doanh nghiệp này cho hay sẽ trả lương không đến nỗi nào so với mặt bằng chung. Nhưng làm được một thời gian, nó về nhà với tâm trạng bất an: Không thấy chủ doanh nghiệp ký tá hợp đồng gì cả. Ban đầu cứ ngỡ mình mới vào, người ta còn thử thách. Ai dè, hỏi quanh, các nhân viên cũ đều vậy hết. Hợp đồng lao động không, bảo hiểm y tế không, bảo hiểm xã hội không… Song, vì mưu sinh nên ai cũng nhắm mắt cho qua chuyện.


Ảnh chỉ mang tính minh họa

Tới kỳ nhận lương, số tiền đứa em tôi được trả thấy mà…choáng. Đại học ra trường, lương… 1 triệu. Đã vậy, chủ doanh nghiệp chỉ trả 80%; 20% còn lại: nợ (!) Và chưa biết bao giờ mới trả. Mà, đâu phải doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Khách đến giao dịch kha khá. Lãi cũng vài trăm đến cả tỷ đồng mỗi năm. Vậy mà đối xử với nhân viên theo kiểu bóc lột. Đúng là… đoản!

Cầm mấy đồng lương trên tay, đứa em tôi lẩm bẩm: Lương thấp, bảo hiểm không có, kiểu này thì… chết. Thôi, bỏ! Nó quyết định và nghỉ cái rẹt ngay ngày hôm sau. Cũng chẳng cần phải đơn trương, báo cáo báo chồn gì sất. Người ta có ký hợp đồng lao động đâu, có tuân thủ pháp luật lao động đâu mà mình phải làm cho đúng quy trình quy chuẩn. Mệt! - Nó lý như vậy.

Tối đó, nó dùng lương còm mua mấy chai bia. Anh em ngồi cụng ly cùng rút kinh nghiệm. Nó bảo, hèn chi mà lâu nay ai cũng mê “chân” nhà nước. Thu nhập có thể không cao, nhưng mà an toàn. Ngon thì lọt vào biên chế, còn không thì cũng phải có hợp đồng ngắn hạn, dài hạn chứ đâu có bô lô chi trợt như ngoài tư nhân… Nó nói như độc thoại rồi nâng ly mần một hơi cho… đỡ tủi. Này mà anh, sao như vậy nhưng không thấy ai kiểm tra, xử lý gì cả? Lao động như bọn em ai bảo vệ, hay phải chờ đến khi sứt đầu mẻ trán mới nhảy vào??? Nó hỏi một tua như thể tôi là giám đốc hay chánh thanh tra của ngành lao động không bằng. Nhưng “đối tượng” đang bức xúc, tôi còn biết làm gì hơn là méo miệng ngồi… cười, lắng nghe và chia sẻ…
 
Hiền An
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trả giá đắt vì giúp bạn trả thù

1 án tử hình, 1 chung thân và 9 bị cáo còn lại nhận mức án từ 2,5 - 14 năm tù là bản án nghiêm khắc dành cho 11 thanh niên trong vụ hỗn chiến kinh hoàng dưới chân đèo Hải Vân (thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc) làm 2 người chết, 3 người trọng thương.

Trả giá đắt vì giúp bạn trả thù
Mất tình ruột thịt

Bất kể vụ tranh chấp nào phải “mang đến” chốn pháp đình cũng phức tạp. Nhưng phức tạp và đau lòng nhất vẫn là những vụ án mà đương sự là người thân ruột thịt trong một gia đình.

Mất tình ruột thịt
Bi kịch do sử dụng ma túy

Học đến lớp 11 thì bỏ học nửa chừng vì bị chúng bạn lôi kéo sử dụng chất ma túy, Lê Ngọc Phú Thịnh (SN 1995, trú phường Kim Long, TP. Huế) trở thành kẻ sát nhân máu lạnh. Đau đớn hơn khi mà nạn nhân lại chính là bà nội của y.

Bi kịch do sử dụng ma túy
Lời cảnh tỉnh

Thiếu cẩn trọng khi tham gia giao thông, người thiệt mạng, người còn vị thành niên bị pháp luật xử lý.

Lời cảnh tỉnh
Vận chuyển gần 5kg ma túy, lãnh 2 án tử hình, 1 án chung thân

Theo đó, tuyên mức án tử hình đối với Phan Văn Bá (SN 1976) và Lê Kim Huân (SN 1990), cùng trú TP. Đà Nẵng; đồng thời tuyên án chung thân đối với Phạm Đăng Huy (SN 1981), trú tỉnh Bình Thuận, trong vụ vận chuyển 14 bánh heroin (gần 5kg) từ Hà Tĩnh vào phía nam, bị bắt giữ tại thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc.

Vận chuyển gần 5kg ma túy, lãnh 2 án tử hình, 1 án chung thân

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top