ClockChủ Nhật, 26/11/2017 14:00

Ai Cập để quốc tang sau vụ khủng bố đẫm máu

Nước mắt, sự giận dữ là những gì có thể thấy ở Ai Cập vào lúc này sau vụ tấn công khủng bố đẫm máu tại đền thờ Hồi giáo ở tỉnh Bắc Sinai.

Việt Nam là ưu tiên trong chính sách hướng Đông của Ai CậpQuốc hội Ai Cập thông qua thỏa thuận chuyển giao đảo cho Saudi ArabiaCác nước lên án vụ tấn công khủng bố tại nhà thờ ở Ai CậpAi Cập thành lập hội đồng quốc gia về chống khủng bốNga, Ai Cập thảo luận hợp tác chống khủng bố

Vụ tấn công khủng bố vào hôm 24/11 đã khiến ít nhất 305 người thiệt mạng và hơn 100 người khác bị thương.

Hiện trường vụ khủng bố ở Ai Cập. Ảnh: Times of Israel.
 
Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi hôm 25/11 đã công bố ba ngày quốc tang để tưởng nhớ các nạn nhân của vụ tấn công được xem là đẫm máu nhất trong lịch sử Ai Cập hiện đại. Cùng với đó, quân đội Ai Cập hôm qua đã mở một đợt tấn công quy mô lớn nhằm vào các mục tiêu khủng bố ở tỉnh Bắc Sinai để tiêu diệt phiến quân.  

Bộ Quốc phòng Ai Cập công bố một đoạn video cho thấy, quân đội Ai Cập với sự hỗ trợ của máy bay chiến đấu, máy bay trực thăng đã nã đạn liên tiếp vào các mục tiêu đã định.

Một bầu không khí tang tóc bao trùm nhiều con phố của Ai Cập sau vụ tấn công kinh hoàng trên. Hai ngày sau vụ tấn công nhiều người dân vẫn không thôi ám ảnh về những gì đã xảy ra.

“Thật là không công bằng khi vụ tấn công xảy ra với người dân Ai Cập, “một người dân nói. “Thật là tội nghiệp cho bọn trẻ và gia đình của chúng. Sự công bằng và tôn giáo ở đâu?”

“Chúng tôi cứ nghĩ mình đang được sống ở một nơi an toàn và đảm bảo an ninh. Giờ thì sao, đây có còn là một nơi an toàn và an ninh nữa không. Chúng tôi thực sự đau lòng, chẳng còn gì vui cả.”

Vụ tấn công khủng bố đẫm máu tại đền thờ Hồi giáo ở tỉnh Bắc Sinai của Ai Cập ngày 24/11 vừa qua được xem là vụ tấn công khủng bố đẫm máu nhất nhằm vào dân thường tại Ai Cập trong những năm gần đây. Khoảng 25-30 phần tử khủng bố đã cho kích nổ các thiết bị nổ tự chế tại đền thờ trước khi nã đạn vào đám đông gồm hàng trăm người đang tham gia buổi cầu nguyện ngày thứ Sáu tại đây. Trong số hơn 300 người thiệt mạng có 27 trẻ em.

Hiện chưa có nhóm nào đứng ra thừa nhận là thủ phạm vụ tấn công. Tuy nhiên, khi thực hiện vụ tấn công, những kẻ thủ ác đã mang theo cờ của tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” (IS).

Giới chức lãnh đạo nhiều nước trên thế giới tiếp tục lên án vụ tấn công, đồng thời chia sẻ sự cảm thông và chia buồn đối với người dân và đất nước Ai Cập trước những mất mát.

Tuyên bố ngày 24/11 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (LHQ) và Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc bày tỏ hy vọng những người bị thương trong vụ tấn công sớm bình phục, đồng thời nhấn mạnh cần đưa thủ phạm, những kẻ chủ mưu, các tổ chức, cá nhân bảo trợ cho các hành động khủng bố ra xét xử trước pháp luật. Tuyên bố của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tái khẳng định chủ nghĩa khủng bố tồn tại ở bất kỳ hình thức nào cũng là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng hàng đầu đối với hòa bình và an ninh quốc tế.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường hôm qua (25/11) đã gửi điện chia buồn tới Chính phủ và người dân Ai Cập trong đó bày tỏ sự chia buồn sâu sắc đối với gia đình các nạn nhân đã thiệt mạng và những người bị thương trong vụ tấn công. Hai nhà lãnh đạo Trung Quốc khẳng định Trung Quốc sẽ luôn sát cánh cùng Ai Cập chống lại mọi hình thức khủng bố. 

Cùng ngày, Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi, Quốc vương Morocco Mohammed VI, Bộ Ngoại giao Sri Lanca và Brazil đều đã lên án vụ tấn công, đồng thời bày tỏ sự ủng hộ đối với Ai Cập trong cuộc chiến chống khủng bố.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lưu ý doanh nghiệp trước những chính sách mới của Ai Cập

Trước những chính sách tiền tệ mới của Ai Cập sẽ có tác động theo chiều hướng tích cực (ít nhất trong ngắn hạn) với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập lưu ý doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với bên nhập khẩu để chuẩn bị và làm rõ yêu cầu với sản phẩm của mình bởi các chính sách mới còn chưa được phía cơ quan chức năng Ai Cập quy định rõ ràng.

Lưu ý doanh nghiệp trước những chính sách mới của Ai Cập
Hôm nay 16/1, xét xử sơ thẩm vụ án 'khủng bố' tại tỉnh Đắk Lắk

Ngày 16/1/2024, Tòa án Nhân dân tỉnh Đắk Lắk mở phiên tòa xét xử sơ thẩm Vụ án “Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân; Khủng bố; Tổ chức cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; Che giấu tội phạm” xảy ra tại huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk vào ngày 11/6/2023.

Hôm nay 16 1, xét xử sơ thẩm vụ án khủng bố tại tỉnh Đắk Lắk
Châu Âu đón Giáng sinh với lo ngại an ninh kéo dài

Trong bối cảnh các nước châu Âu đang tận hưởng không khí lễ hội với đèn và đồ trang trí tràn ngập sắc màu, mùa Giáng sinh năm nay tại khu vực cũng được nhấn mạnh bằng các biện pháp an ninh tăng cường.

Châu Âu đón Giáng sinh với lo ngại an ninh kéo dài
Paris đối mặt với những thách thức an ninh lớn trong Thế vận hội đầu tiên hậu COVID

Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) hy vọng Thế vận hội (Olympic) Paris 2024 sẽ là “ánh sáng cuối đường hầm” sau hai kỳ Thế vận hội bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, ban tổ chức phải đối mặt với những thách thức lớn về an ninh trước khi lễ khai mạc độc đáo được ấn định sẽ diễn ra vào ngày 26/7/2024.

Paris đối mặt với những thách thức an ninh lớn trong Thế vận hội đầu tiên hậu COVID
Return to top