ClockChủ Nhật, 02/06/2019 08:47

Ai mới là “cát tặc”?

TTH - Hôm đó, khi thuyền dừng lại ở bãi bồi Lương Quán, đồng nghiệp của tôi nói: kìa, người ta vẫn khai thác cát ráo riết ở ngay nơi vừa có lệnh cấm và mới có 3 doanh nghiệp bị xử phạt với số tiền không hề nhỏ…

Từ cơ giới sang thô sơBắt giữ thuyền khai thác cát trái phép trên thượng nguồn sông HươngCần sự thiện chíDương Hòa khốn khổ trước “sa tặc”Trắng đêm theo dõi trộm cát

Trước mặt tôi lúc ấy là những con tàu sắt với những chuyền cát từ sông lên trông rất dữ dằn. Lấp ló vài gương mặt, dáng người đen cháy vì nắng gió. Họ là những người làm công – điều này có thể đoán biết qua động tác và cách mà họ di chuyển. Cũng không có động thái nào khác khi thuyền chúng tôi dừng lại giây lát, một vài người rút máy và camera để chụp ảnh và ghi hình. Mặt sông vẫn xáo động bởi tiếng động cơ. Có hẳn sự tiếc nuối ở mỗi người khi con thuyền mới, được giảm âm thanh ở mức tối đa có thể phải quay vòng trở lại. "Cát tặc" vẫn hoành hành vùng sông này – người lái thuyền bảo.

Những ngày gần đây, tình trạng vi phạm trong khai thác cát trên địa bàn đã trở thành một vấn đề nóng trên nhiều kênh thông tin báo chí và mạng xã hội. Người dân ở một vài địa phương, vì lo lắng, bức xúc trước tình trạng xói lở đất đai mà chưa có giải pháp ngăn chặn hữu hiệu, đủ sức răn đe với tình trạng này từ phía chính quyền đã cùng nhau dựng lên hàng rào tre để ngăn các tàu, thuyền chở cát lưu thông, dù họ biết điều ấy cũng là vi phạm. Ngày 24/5 vừa qua, Công ty TNHH 1 TV Xây dựng Giao thông Tuấn Hải – một doanh nghiệp được cho là cộm cán trong vấn đề này đã bị UBND tỉnh xử lý vi phạm hành chính. Ngoài số tiền phạt 1,6 tỷ đồng, công ty này còn bị tước quyền sử dụng giấy phép khai thác khoáng sản và buộc phải có biện pháp khắc phục hậu quả như san lấp, cải tạo, phục hồi môi trường theo phương án cải tạo phục hồi môi trường mà Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.

Tôi cứ nhớ hoài gương mặt sạm đen và những bước lui cui của hai vợ chồng trong khoang thuyền đã cũ và chật hẹp ở một phóng sự, được phát khá lâu trên một kênh truyền hình. Lúc đó, người chồng với nửa người đen bóng nhìn người vợ lưng áo bạc phếch ngồi chăm đứa con nhỏ trong gian nhà bé tẹo, rồi ngước lên, giọng rè như mưa “Mỗi ngày vợ chồng tui lên tàu cào, rửa cát kiếm 300-400 ngàn đồng nuôi con. Ai cũng chờ được kêu đi chớ có thường mô. Người như mình cũng đông. "Cát tặc" chi tụi tui trời!…”.

Tôi nghĩ về số tiền 1,6 tỷ đồng mà Công ty TNHH 1 TV Xây dựng Giao thông Tuấn Hải vừa bị phạt trên kia. Không biết nó là bao nhiêu trong nguồn doanh thu hàng tuần, hàng tháng, hàng năm từ cát? Người nhà tôi cũng bảo, ở bên cầu Tứ Phú (Hương Trà) có gần chục chiếc thuyền hút cát giờ về nằm im re ở đó. Chủ của nó, hay những người làm công nhật kia mới là "cát tặc"? Còn có những gương mặt nào mà chúng ta không thể thấy khi họ ngấm ngầm là chỗ dựa cho vấn nạn hoành hành, làm người dân bên sông Hương, sông Bồ hàng đêm mất ngủ?

Cát xây dựng là tài nguyên được khai thác nhiều thứ hai hành tinh, sau nước. Những đô thị khổng lồ đang mọc lên khắp thế giới đều phải dùng cát. Riêng ở sông Hồng, trong vòng 15 năm, từ 1997 đến 2012, gần 244 triệu mét khối cát đã bị lấy đi. Trong bài viết Sông Hồng biến dạng trong cơn đói cát, tờ VnExpress đã gọi tên về một ám ảnh sông Hồng. Chưa có con số nào như thế và kinh khủng như thế ở sông Hương và các nhánh của sông Hương. Nhưng nỗi thấp thỏm của người dân ở những đôi bờ thì vẫn còn hiện hữu trong nhịp đập mỗi ngày.

MINH HÀ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hai vợ chồng cho vay lãi suất “cắt cổ” lãnh án

Sáng 15/3, Tòa án Nhân dân tỉnh đưa ra xét xử sở thẩm vụ án “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” đối với 2 vợ chông Lê Văn Cầm và Nguyễn Thị Diệu Hiền (cùng SN 1987, cùng trú 3/113 Đào Duy Anh, phường Thuận Lộc, TP. Huế).

Hai vợ chồng cho vay lãi suất “cắt cổ” lãnh án
Xử phạt nồng độ cồn có vi phạm nhân quyền?

Dịp Tết Giáp thìn 2024, người ta bàn nhiều về kiểm tra nồng độ cồn (NĐC) và những câu chuyện về liên hoan, gặp mặt, tất niên cuối năm… với những hạn chế khi uống bia, rượu. Chuyện sẽ không có gì đáng nói nếu như không có kiểm tra gắt gao của cảnh sát giao thông (CSGT) và phản ứng cho đó là vi phạm nhân quyền.

Xử phạt nồng độ cồn có vi phạm nhân quyền
Nhà máy chưa được nghiệm thu đã phát điện

Công ty CP Thủy điện Sông Bồ đã chấp hành nộp phạt số tiền 210 triệu đồng theo quyết định xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh. Tuy nhiên, số tiền thu lợi bất hợp pháp đối với hạng mục vi phạm có được từ hoạt động phát điện vẫn chưa được xác định.

Nhà máy chưa được nghiệm thu đã phát điện
Return to top