Một trong 4 mục tiêu của đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030” là xây dựng các mô hình học tập. Ảnh minh họa |
Một trong 4 mục tiêu của đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030” là xây dựng các mô hình học tập “Công dân học tập”, “Quận, huyện, thành phố học tập” và “Tỉnh, thành phố học tập” nhằm khuyến khích, tạo cơ hội công bằng, điều kiện thuận lợi cho mọi cá nhân trong tổ chức, đơn vị, gia đình, mọi công dân trong xã hội được tham gia học tập, góp phần xây dựng xã hội học tập.
Năm 2022, Bộ GD&ĐT đã xây dựng Bộ tiêu chí công nhận huyện/thành phố học tập, tỉnh/thành phố học tập. Trên cơ sở bộ tiêu chí đã nghiên cứu và triển khai thí điểm, Bộ GD&ĐT đã hoàn thiện bộ tiêu chí và ban hành Thông tư số 25/2023/TT-BGDĐT ngày 27/12/2023 quy định về đánh giá, công nhận “Cộng đồng học tập” cấp xã, huyện, tỉnh. Để giúp các tỉnh, thành phố triển khai xây dựng “Cộng đồng học tập” cấp xã, huyện, tỉnh hiệu quả, chất lượng, Bộ GD&ĐT cũng đã biên soạn tài liệu hướng dẫn xây dựng “Cộng đồng học tập”.
Hội nghị hướng dẫn cho cán bộ quản lý Sở GD&ĐT, các Phòng GD&ĐT và Hội khuyến học cấp tỉnh, huyện về một số phương pháp, kỹ thuật để đánh giá, công nhận “Cộng đồng học tập”; cách thu thập minh chứng đánh giá, công nhận đối với từng tiêu chí, chỉ tiêu; cách lập hồ sơ đề nghị kiểm tra, công nhận “Cộng đồng học tập” cấp xã, huyện, tỉnh; phân tích về mối quan hệ giữa “Công dân học tập” với “Đơn vị học tập” và “Cộng đồng học tập”, mối quan hệ giữa “Đơn vị học tập” với “Cộng đồng học tập”.
Từ ngày 27 đến 29/11, Bộ GD&ĐT cũng tổ chức hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực lồng ghép giới trong chương trình giáo dục mầm non và tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số” tại TP. Huế.
Việc thực hiện lồng ghép giới trong giáo dục mầm non sẽ tạo điều kiện cho trẻ trai và trẻ gái phát triển năng lực cá nhân một cách công bằng |
Hội nghị có sự tham dự của các Sở GD&ĐT, các Phòng GD&ĐT, giáo viên cốt cán các trường mầm non của 14 tỉnh, thành trên cả nước thuộc địa bàn dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”.
Hội nghị đã đánh giá việc thực hiện lồng ghép giới trong thực hiện chương trình giáo dục mầm non và tăng cường tiếng Việt cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số. Thời gian qua, việc lồng ghép giới trong thực hiện chương trình giáo dục mầm non và tăng cường tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số đã được triển khai và thu được nhiều tín hiệu tích cực.
Giáo dục mầm non là môi trường giáo dục nhà trường đầu tiên, có vai trò quan trọng trong định hình nhân cách, nhận thức của trẻ em về vị trí, vai trò của mình trong mối quan hệ với mọi người xung quanh. Do đó, việc lồng ghép giới để đạt được mục tiêu bình đẳng giới ngay từ bậc học mầm non là nhu cầu thiết yếu. Việc thực hiện lồng ghép giới trong giáo dục mầm non cũng nhằm bảo đảm bình đẳng giới sẽ tạo điều kiện cho trẻ trai và trẻ gái phát triển năng lực cá nhân một cách công bằng.
Hội nghị cũng trang bị các kiến thức, kỹ năng để nâng cao năng lực lồng ghép giới trong thực hiện chương trình giáo dục mầm non và tăng cường tiếng Việt cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số cho cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán các trường mầm non có trẻ em gái là người dân tộc thiểu số trong các hộ nghèo, cận nghèo, người khuyết tật.