Người dân Nhật Bản sống thọ nhờ y tế phát triển. Ảnh: Jakarta Post
Kết quả này là minh chứng rõ ràng nhất cho sự tiến bộ vượt bậc của ngành y tế Nhật Bản, cũng như khẳng định ý thức giữ gìn sức khỏe của người dân đang dần tăng cao.
Cụ thể, con số biểu thị số lượng người già từ 100 tuổi trở lên ở Nhật Bản đã tăng 2,014 lần so với cùng kỳ năm ngoái và gấp 7 lần so với hai thập kỷ trước. Cùng lúc, đây cũng là cột mốc đánh dấu 48 năm liên tiếp Nhật Bản có số người cao tuổi ngày càng nhiều.
“Chúng tôi sẽ nỗ lực hơn nữa để người cao tuổi sẽ ngày càng sống khỏe mạnh và sống thọ hơn”, một quan chức của Bộ Y tế, Lao động và Phúc Lợi Nhật Bản nhấn mạnh.
Trong số 69.785 người cao tuổi ở Nhật, nam giới chiếm 8.331 người, tăng 139 người so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi nữ giới có đến 61.454 người, cũng tăng 1.875 người so với năm 2017. Ước tính từ nay đến hết tháng 3/2019, Nhật Bản sẽ có khoảng 32.241 người bước sang tuổi 100, tăng 144 người so với năm ngoái. Cựu thủ tướng Yasuhiro Nakasone – người sẽ đón sinh nhật thứ 100 vào tháng 5 tới cũng thuộc tầng lớp người cao tuổi sống thọ của Nhật Bản.
Dự kiến 5 năm tới, số người thọ 100 tuổi trở lên ở Nhật Bản sẽ vượt quá 100.000 người và chạm mốc hơn 170.000 người trong vòng 10 năm.
Theo số liệu mới nhất, Tokyo là nơi có nhiều người thọ trên 100 tuổi nhất, vào khoảng 5.973 người, tiếp theo là Kanagawa và Osaka. Tỷ lệ người trên 100 tuổi ở Nhật Bản hiện cũng đang ở mức 55,08/100.000 người.
Đan Lê (Lược dịch từ Jakarta Post)