ClockThứ Ba, 25/06/2019 19:50

AMRO giảm dự báo tăng trưởng ASEAN+3 xuống 4,9% trong năm 2019 – 2020

TTH - Theo xu hướng toàn cầu, Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) đã sụt giảm trong khu vực ASEAN+3.

AMRO: Tăng trưởng kinh tế ASEAN+3 sẽ chậm lại trong năm nayAMRO: Châu Á cần ưu tiên ổn định tăng trưởng khi rủi ro gia tăng

Tăng trưởng của ASEAN+3 dự báo giảm xuống 4,9% trong năm 2019. Ảnh minh hoạ: Gmanetwork.com

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc, Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) đã hạ dự báo tăng trưởng khu vực. Theo đó, tăng trưởng cơ bản hiện được kỳ vọng ở mức 4,9% trong năm 2019 và 2020, giảm so với ước tính 5,1% được đưa ra hồi đầu tháng 5, AMRO cho biết trong báo cáo cập nhật tháng 6 về triển vọng kinh tế khu vực ASEAN+3 (bao gồm 10 nước ASEAN và Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản).

Trong một kịch bản xấu hơn khi Mỹ áp thuế 25% đối với hàng nhập khẩu còn lại của Trung Quốc, tăng trưởng dự kiến sẽ giảm xuống 4,7% trong năm 2019 và 4,5% trong năm 2020. Ngoại trừ Việt Nam và Philippines, giá trị xuất khẩu quanh khu vực đã suy yếu kể từ tháng 10/2018, dẫn đầu là Nhật Bản và Trung Quốc. Mặc dù Nhật Bản là một điểm sáng trong quý I/2019, nhưng các chỉ số cập nhật về điều kiện kinh doanh hàng tháng của nước này cho thấy một triển vọng yếu hơn sẽ diễn ra trong quý II.

Theo xu hướng toàn cầu, Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) đã sụt giảm trong khu vực ASEAN+3. Báo cáo lưu ý rằng, phạm vi trung bình giữa thông số PMI tối đa và tối thiểu của khu vực hẹp hơn phạm vi trung bình toàn cầu, cũng như của Eurozone, các thị trường phát triển hay các thị trường mới nổi khác. Điều này cho thấy các hoạt động sản xuất thông qua các chuỗi cung ứng khu vực ASEAN+3 được liên kết chặt chẽ hơn so với các khu vực khác, Business Times trích dẫn nhận định từ báo cáo.

Trong các thị trường tài chính, các thị trường mới nổi trong khu vực tiếp tục chứng kiến dòng vốn ròng tích cực hỗ trợ cho nhu cầu mạnh mẽ của trái phiếu nước ngoài. Thị trường vốn cổ phần khu vực cũng đã hồi phục song song với thị trường toàn cầu, được thúc đẩy bởi tín hiệu từ các ngân hàng trung ương lớn rằng sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ nếu triển vọng tăng trưởng tiếp tục xấu đi.

Tuy nhiên, hầu hết các loại tiền tệ trong khu vực đã mất giá do những lo ngại về căng thẳng thương mại leo thang và sự xuất hiện thêm của một số quốc gia châu Á trong danh sách theo dõi thao túng tiền tệ của Mỹ gần đây.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ Business Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thị trường trái phiếu bền vững tăng trưởng mạnh mẽ ở các nền kinh tế ASEAN+3

Thị trường trái phiếu bền vững của các nền kinh tế thành viên ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã mở rộng 29,3% trong năm ngoái, vượt xa mức tăng trưởng 21% của thị trường trái phiếu bền vững toàn cầu và khu vực đồng euro, báo cáo mới vừa công bố ngày 21/3 của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho biết.

Thị trường trái phiếu bền vững tăng trưởng mạnh mẽ ở các nền kinh tế ASEAN+3
VPI dự báo giá xăng tăng trên 2% trong kỳ điều hành ngày 21/3

Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 21/3, giá bán lẻ xăng dầu dự báo sẽ tăng từ 0,7 - 3,8% và Liên bộ Tài chính - Công Thương có thể sẽ tiếp tục trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu đối với dầu mazut.

VPI dự báo giá xăng tăng trên 2 trong kỳ điều hành ngày 21 3
Oxford Economics dự báo Australia sẽ bỏ lỡ mục tiêu khí hậu năm 2030

Hãng dự báo và phân tích tình hình kinh tế Oxford Economics cho biết, lượng khí thải carbon của Australia không giảm đủ nhanh để đạt được mục tiêu khí hậu vào năm 2030, trong bối cảnh việc triển khai năng lượng tái tạo mất nhiều thời gian hơn so với dự đoán ban đầu.

Oxford Economics dự báo Australia sẽ bỏ lỡ mục tiêu khí hậu năm 2030
Các nước ngoài OPEC+ sẽ dẫn đầu tăng trưởng sản lượng dầu năm 2024

Theo dự báo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), tăng trưởng sản lượng dầu và chất lỏng toàn cầu trong thời gian tới chủ yếu sẽ được thúc đẩy bởi các nước ngoài Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+), dẫn đầu là Mỹ, Guyana, Canada và Brazil, bù đắp cho việc cắt giảm sản lượng tự nguyện của OPEC+.

Các nước ngoài OPEC+ sẽ dẫn đầu tăng trưởng sản lượng dầu năm 2024
Return to top