Thế giới Thế giới
Ấn Độ đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc
Ngoại trưởng Ấn Độ dự kiến sẽ tới New York (Mỹ) để chủ trì “các sự kiện ký kết” tại Hội đồng Bảo an về hướng đi mới cải cách chủ nghĩa đa phương vào ngày 14/12 và về chống khủng bố vào ngày 15/12 tới.
Một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ở New York (Mỹ), ngày 30/11/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 1/12, Ấn Độ đã đảm nhận vai trò Chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc trong tháng 12. Trong thời gian này, Ấn Độ sẽ tổ chức các sự kiện tiêu biểu về chống khủng bố và cải cách chủ nghĩa đa phương.
Theo thông lệ, vào ngày đầu tiên của nhiệm kỳ Chủ tịch sẽ có bữa sáng của các Đại diện Thường trực, cuộc họp của các Điều phối viên chính trị và tham vấn về chương trình làm việc hàng tháng.
Đại diện thường trực của Ấn Độ tại Liên Hiệp Quốc, Đại sứ Ruchira Kamboj, sau đó sẽ thông báo cho các phóng viên tại trụ sở Liên Hiệp Quốc về những ưu tiên của Ấn Độ trong tháng và chương trình làm việc của Hội đồng Bảo an.
Trước đó vài ngày, bà Kamboj đã gặp Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres cũng như Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc Csaba Korosi và thảo luận về những ưu tiên trong thời gian Ấn Độ đảm nhiệm chức Chủ tịch cơ quan quyền lực này.
Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar dự kiến sẽ tới New York để chủ trì “các sự kiện ký kết” tại Hội đồng Bảo an về hướng đi mới cải cách chủ nghĩa đa phương vào ngày 14/12 và về chống khủng bố vào ngày 15/12.
Đây là lần thứ 2 Ấn Độ đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên hàng tháng của Hội đồng Bảo an, lần thứ nhất là vào tháng 8/2021.
Ngoài ra, Ấn Độ sẽ hoàn thành nhiệm kỳ hai năm với tư cách là thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an vào ngày 31/12/2022./.
Theo Vietnam+
- Timor Leste tiến thêm một bước trên con đường trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN (06/02)
- Vụ lật tàu đánh cá tại Hàn Quốc: Có 2 công dân Việt Nam mất tích (06/02)
- Các địa phương Việt Nam tăng hợp tác với thành phố Saintes của Pháp (06/02)
- ASEAN và Ấn Độ thông qua kế hoạch công tác du lịch 2023-2027 (05/02)
- Chuyển đổi hệ thống lương thực là yếu tố quan trọng hướng tới phát triển bền vững (05/02)
- ASEAN+3 thúc đẩy phục hồi và phát triển du lịch bền vững (05/02)
- UNICEF: 8 xu hướng sẽ tác động đến trẻ em trong năm 2023 (05/02)
- Indonesia sẵn sàng tổ chức đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (04/02)
-
Timor Leste tiến thêm một bước trên con đường trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN
- ASEAN và Ấn Độ thông qua kế hoạch công tác du lịch 2023-2027
- Chuyển đổi hệ thống lương thực là yếu tố quan trọng hướng tới phát triển bền vững
- ASEAN+3 thúc đẩy phục hồi và phát triển du lịch bền vững
- Indonesia sẵn sàng tổ chức đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông
- Việc tái thiết ngọn tháp của Nhà thờ Đức Bà (Paris) sẽ hoàn thành vào cuối năm
- Hướng tới hệ thống an ninh toàn cầu bình đẳng
- Đối thoại quốc gia toàn diện là chìa khóa để giải quyết vấn đề ở Myanmar
- Chặng đường đồng hành Việt-Lào in đậm dấu ấn của ĐCS Việt Nam
- Hongkong ưu đãi 500.000 vé máy bay miễn phí cho du khách nước ngoài
-
Thái Lan phát miễn phí 95 triệu bao cao su trước thềm Valentine
- OPEC+ giữ nguyên mức cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng mỗi ngày
- Chặng đường đồng hành Việt-Lào in đậm dấu ấn của ĐCS Việt Nam
- Indonesia bắt đầu nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2023
- Châu Phi cam kết chấm dứt AIDS ở trẻ em vào năm 2030
- IMF hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế khu vực ASEAN
- Việt Nam sẽ dự Diễn đàn du lịch ASEAN 2023 tại Indonesia
- Nhiều người châu Á trì hoãn việc nghỉ hưu không phải chỉ vì lương
- New Zealand: Thiệt hại lên đến hàng triệu USD do lũ lụt gây ra ở Auckland
- IFRC: Thế giới vẫn thiếu chuẩn bị cho các đại dịch tiếp theo