ClockThứ Bảy, 07/05/2016 10:45

Ấn Độ dành 6 tỉ USD trồng thêm rừng

Chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi có kế hoạch dành khoản ngân sách 6,2 tỉ USD cho các dự án phủ xanh thêm diện tích rừng của nước này.

Ấn Độ sẽ dành 6 tỷ USD để trồng thêm rừng. Ảnh: Wwfindia

Theo Quartz, dự thảo về khoản ngân sách cho việc trồng mới rừng đã được Hạ viện Ấn Độ thông qua tuần này. Mục đích của chương trình nhằm tăng diện tích bao phủ rừng của Ấn Độ từ 21,34% lên 33%. Dự thảo sẽ tiếp tục được trình lên Thượng viện Ấn Độ, tức Rajya Sabha, để phê chuẩn.

Khoản tiền này sẽ được lấy từ số lệ phí các doanh nghiệp tư nhân và nhiều cơ quan, tổ chức khác phải đóng cho chính phủ từ năm 2006 để được cấp phép thực hiện các dự án của họ trên diện tích đất rừng.

Dự thảo đã được trình lên Hạ viện Quốc hội Ấn Độ từ năm ngoái. Theo nội dung dự thảo, các chính quyền bang sẽ được cấp tới 90% số tiền đã tích lũy được và phần còn lại sẽ do chính quyền trung ương nắm giữ.

Với kế hoạch này, Bộ trưởng Môi trường Ấn Độ Prakash Javadekar tin tưởng ngoài việc tăng thêm đáng kể diện tích che phủ rừng tới 33%, việc trồng mới rừng còn góp phần giảm bớt 2,5 tỉ tấn khí CO2 thải ra trong cam kết của Ấn Độ đã trình lên Ban Thư ký công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC).

Theo Tuoitre

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài

Trong Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 vừa được công bố hôm nay (10/4), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã giữ nguyên dự báo tăng trưởng năm 2024 đối với Việt Nam được đưa ra trước đó, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài. Cụ thể, ADB kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng lần lượt ở mức 6% và 6,2% vào năm 2024 và 2025.

ADB Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài
Thị trường carbon: Chìa khóa chuyển đổi xanh

Thị trường carbon được coi là một trong những công cụ quan trọng trong việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính với chi phí của doanh nghiệp và xã hội thấp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050” của Việt Nam.

Thị trường carbon Chìa khóa chuyển đổi xanh
Return to top