ClockThứ Tư, 27/07/2016 06:01

Ấn Độ: Hơn 1,2 triệu người bị ảnh hưởng do lũ lụt

TTH.VN - Hơn 1,2 triệu người ở đông bắc Ấn Độ đã bị ảnh hưởng khi lũ lụt nhấn chìm hàng trăm làng, làm ngập nhiều vùng đất nông nghiệp rộng lớn và khiến các tuyến đường, cầu cống và các dịch vụ viễn thông bị hư hỏng, chính quyền địa phương cho biết ngày hôm qua (26/7).

Hơn 26.000 người bị ảnh hưởng do lũ lụt ở MyanmarLũ lụt gây hỗn loạn ở Pháp, Đức

Lũ lụt ở Ấn Độ. Ảnh: Reuters

Những cơn mưa không ngớt ở các bang có nhiều trà và giàu dầu mỏ của Assam đã làm con sông Brahmaputra và các nhánh của nó tràn bờ - ảnh hưởng đến hơn một nửa trong số 32 huyện của khu vực.

"Chính quyền huyện đã mở 220 trại cứu trợ và 130 trung tâm phân phối cứu trợ - nơi cư trú của tổng cộng 88.133 người," Cơ quan quản lý thiên tai bang Assam cho biết trong một tuyên bố.

Lực lượng phản ứng với thảm họa của quốc gia, của các bang và phía quân đội Ấn Độ đang giúp đỡ chính quyền các huyện sơ tán người dân bị ảnh hưởng đến nơi an toàn và phân phối viện trợ, tuyên bố cho biết thêm.

Theo cơ quan quản lý thảm họa, lũ lụt đã ảnh hưởng đến 18 huyện.

Hơn 2.100 ngôi làng ở vùng trũng thấp và gần 100.000 ha cây trồng đã bị nhấm chấn chìm một phần hoặc hoàn toàn ở Assam, bao gồm ở các huyện Dhubri, Lakhimpur, Golaghat, Morigaon, Jorhat, Dhemaji, Barpeta và Dibrugarh.

Những dòng nước chảy mạnh cũng làm xói mòn các bờ đê, khiến một số khu vực trên đường cao tốc quốc gia và của bang không thể tiếp cận và làm chậm các nỗ lực giải cứu cho dân làng bị ảnh hưởng bằng việc phân phối viện trợ lương thực như gạo, đậu lăng và dầu.

Các quan chức cho biết hơn 60%  Vườn quốc gia Kaziranga nổi tiếng của khu vực, nơi 2/3 số tê giác một sừng có nguy cơ tuyệt chủng cũng đang chìm trong nước, khiến những con vật rất dễ bị săn trộm.

Ấn Độ thường trải qua mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 9 – mùa rất quan trọng cho các vùng đất nông nghiệp, nhưng ở tiểu bang như Assam, những cơn mưa thường xuyên gây sạt lở đất và lũ lụt tàn phá mùa màng, phá hủy nhiều nhà cửa và khiến nhiều người mắc các bệnh như tiêu chảy.

Các chuyên gia cho rằng, nạn phá rừng hàng loạt kéo dài hàng thập kỷ qua đã dẫn đến xói mòn đất, nơi có trầm tích từ các khu vực miền núi. Người dân địa phương cũng cho biết, các quan chức tham nhũng đã bòn rút kinh phí dành cho các dự án làm nguy cơ lũ lụt, khiến các bờ kè được xây dựng thường có chất lượng khá kém.

Tố Quyên (Lược dịch từ Reuters & Globalheadlines)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài

Trong Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 vừa được công bố hôm nay (10/4), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã giữ nguyên dự báo tăng trưởng năm 2024 đối với Việt Nam được đưa ra trước đó, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài. Cụ thể, ADB kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng lần lượt ở mức 6% và 6,2% vào năm 2024 và 2025.

ADB Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài
Châu Á-Thái Bình Dương thiệt hại kinh tế 65 tỷ USD do các thảm họa tự nhiên

Aon, công ty dịch vụ chuyên nghiệp hàng đầu thế giới, vừa công bố Báo cáo Khí hậu và Thảm họa năm 2024, trong đó xác định các xu hướng thiên tai và khí hậu trên toàn cầu và ở châu Á-Thái Bình Dương, giúp các doanh nghiệp đưa ra quyết định tốt hơn nhằm quản lý sự biến động và tăng cường khả năng phục hồi.

Châu Á-Thái Bình Dương thiệt hại kinh tế 65 tỷ USD do các thảm họa tự nhiên

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top