Thế giới

Ấn Độ ký thỏa thuận thương mại lớn đầu tiên dưới thời Thủ tướng Modi

ClockThứ Bảy, 19/02/2022 08:54
Ân Độ và UAE đã ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA), một thỏa thuận thương mại sẽ giảm thuế nhập khẩu đối với phần lớn hàng hóa xuất khẩu của Ấn Độ sang quốc gia vùng vịnh này.

Tổng thống Mỹ Joe Biden lên kế hoạch cho chuyến thăm châu Á"Chuyến thăm Nga của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc rất ấn tượng"ASEAN, Ấn Độ thảo luận về rà soát hiệp định thương mạiẤn Độ đang đàm phán thỏa thuận thương mại với EU và sẵn sàng đàm phán với AnhThái Lan thúc đẩy thỏa thuận RCEP trong năm 2019

Vàng được bày bán tại một cửa hàng vàng ở Dubai. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Ấn Độ và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đã ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA), một thỏa thuận thương mại sẽ giảm thuế nhập khẩu đối với phần lớn hàng hóa xuất khẩu của Ấn Độ sang quốc gia Vùng Vịnh này và được kỳ vọng sẽ giúp tăng cường đáng kể thương mại song phương.

CEPA là thỏa thuận thương mại lớn đầu tiên được chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi ký kết kể từ khi ông lên nắm quyền vào năm 2014.

Thỏa thuận do Bộ trưởng Công Thương Ấn Độ Piyush Goyal và Bộ trưởng Kinh tế UAE Abdulla bin Touq Al Marri ký tại New Delhi.

Ngoài việc cắt giảm thuế nhập khẩu đối với nhiều loại sản phẩm, chính phủ Ấn Độ kỳ vọng thỏa thuận sẽ đặc biệt thúc đẩy xuất khẩu đá quý và đồ trang sức cũng như hàng may mặc sang UAE và nâng tổng kim ngạch thương mại hai chiều lên 100 tỷ USD trong 5 năm tới.

Theo ước tính, thỏa thuận dự kiến sẽ tạo ra hơn 500.000 việc làm trong các ngành đá quý và trang sức, dệt may, sản phẩm kỹ thuật, dược phẩm, thiết bị y tế, ô tô, da, đồ thể thao và đồ nội thất của Ấn Độ và khoảng 100.000 việc làm tại UAE.

UAE là đối tác thương mại lớn thứ ba của Ấn Độ sau Mỹ và Trung Quốc. Kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt 43,3 tỷ USD trong tài khóa 2020-2021, trải rộng trên hàng nghìn mặt hàng.

Trong tài khóa 2019-2020, trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, kim ngạch thương mại hai chiều từng đạt tới 59 tỷ USD.

Quá trình đàm phán về CEPA được hoàn tất trong thời gian ngắn kỷ lục với việc đàm phán chỉ được chính thức khởi động vào tháng 9/2021.

Thỏa thuận này là một thành phần “thu hoạch sớm” của một thỏa thuận đối tác kinh tế và thương mại toàn diện sâu rộng hơn nhiều giữa hai nước trong tương lai.

Thỏa thuận cũng được cho sẽ đóng vai trò hình mẫu cho các quốc gia khác mà Ấn Độ đang đàm phán về các thỏa thuận thương mại, trong đó có Anh, Australia và Liên minh châu Âu (EU).

Theo TTXVN/Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài

Trong Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 vừa được công bố hôm nay (10/4), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã giữ nguyên dự báo tăng trưởng năm 2024 đối với Việt Nam được đưa ra trước đó, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài. Cụ thể, ADB kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng lần lượt ở mức 6% và 6,2% vào năm 2024 và 2025.

ADB Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài
Hơn 100 nhà lãnh đạo thế giới kêu gọi thỏa thuận khẩn cấp nhằm chuẩn bị và ngăn chặn đại dịch trong tương lai

Theo tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hơn 100 nhà lãnh đạo toàn cầu vừa lên tiến kêu gọi các chính phủ nhanh chóng thống nhất để đạt được một thỏa thuận quốc tế đầy tham vọng và công bằng nhằm tăng cường sự chuẩn bị chung của thế giới và ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Hơn 100 nhà lãnh đạo thế giới kêu gọi thỏa thuận khẩn cấp nhằm chuẩn bị và ngăn chặn đại dịch trong tương lai
Return to top