Ấn Độ- Pakistan khôi phục đối thoại song phương sau 3 năm gián đoạn
TTH.VN - Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj ngày 9/12 thông báo, Ấn Độ và Pakistan vừa quyết định nối lại đối thoại song phương.
Tuyên bố làm dấy lên những hy vọng rằng quan hệ giữa 2 nước láng giềng này có thể được xoa dịu sau 3 năm căng thẳng vì những vụ đụng độ biên giới và tranh cãi về vụ tấn công khủng bố ở Mumbai năm 2008.
![]() |
Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif (trái) tiếp Ngoại trưởng Ấn Độ Swaraj. Ảnh AFP |
Ngoại trưởng Swaraj đã gặp Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif, một cuộc gặp mà báo India Express miêu tả là mang bầu không khí “nồng ấm và gần gũi".
Trước đó, bà Swaraj đã có buổi làm việc với Cố vấn của Thủ tướng Pakistan về vấn đề đối ngoại, ông Sartaj Aziz. Tuyên bố chung của 2 bên đã lên án khủng bố và quyết tâm hợp tác để ngăn chặn chủ nghĩa tàn độc này. Hai bên cũng nhất trí rằng, các cố vấn an ninh quốc gia của 2 nước sẽ tiếp tục giải quyết “tất cả những vấn đề liên quan đến khủng bố”.
Phía Pakistan đã đảm bảo với Ấn Độ về việc xét xử vụ tấn công khủng bố ở Mumbai năm 2008 làm 166 người thiệt mạng mà giới chức nước này cho rằng những kẻ tấn công được chỉ thị từ Pakistan.
Ngoại trưởng Ấn Độ cho biết, đối thoại song phương giữa 2 nước, trước kia là đối thoại hỗn hợp và từ nay sẽ được gọi là đối thoại song phương toàn diện.
“Đối thoại song phương toàn diện sẽ bao gồm tất cả các trụ cột có trong đối thoại hỗn hợp như các biện pháp xây dựng lòng tin, các dự án chung, hợp tác tinh tế, thương mại, chống khủng bố, kiểm soát ma túy, giao lưu nhân dân.
Trong đó, có 2 trụ cột mới được thêm vào là vấn đề nhân đạo và du lịch tôn giáo. Sau tuyên bố chung này, ngoại trưởng 2 nước sẽ thảo luận về việc tiến hành đối thoại như thế nào”, bà Swaraj nói.
Đối thoại hỗn hợp giữa 2 nước trước đây bị gián đoạn sau vụ tấn công khủng bố ở Mumbai năm 2008. Sau đó, 2 bên cũng khôi phục đối thoại song phương nhưng lại “giữa đường đứt gánh” vì các vụ binh sĩ Ấn Độ bị giết hại.
Cuộc gặp cuối cùng giữa quan chức Ấn Độ và Pakistan trong khuôn khổ “Đối thoại song phương” diễn ra từ tháng 9/2012, trước khi cả 2 nước có những thay đổi về bộ máy lãnh đạo thông qua các cuộc bầu cử.
Ấn Độ và Pakistan đã trải qua 3 cuộc chiến tranh kể từ khi tách ra thành những quốc gia độc lập sau khi chấm dứt chế độ thuộc địa của Anh năm 1947 và 2 trong 3 cuộc chiến này là vì những tranh chấp liên quan đến Kashmir.
Hy vọng cải thiện quan hệ song phương được khơi nguồn sau khi các cố vấn an ninh quốc gia của cả 2 bên gặp nhau ở Bangkok, Thái Lan, cuối tuần trước.
Khôi phục quan hệ song phương tốt đẹp sẽ là tiền đề để Ấn Độ và Pakistan tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư, góp phần cho sự phát triển của 2 quốc gia Nam Á với dân số chiếm đến 1/5 thế giới này.
Với hơn 3.200km biên giới, kim ngạch thương mại song phương giữa Ấn Độ và Pakistan trong năm ngoái, khi 2 bên vẫn chưa khôi phục đối thoại song phương toàn diện, đã đạt 2,9 tỷ USD.
Ngân hàng Thế giới ước tính, việc nới lỏng quy định về đi lại và giảm bớt các hàng rào thuế quan có thể tăng con số này lên 5 lần, đạt 12 tỷ USD trong thời gian tới./.
Diệu Hương/VOV- Trung tâm Tin
- Châu Âu dỡ bỏ yêu cầu đeo khẩu trang ở sân bay và trên máy bay (17/05)
- Hội Hữu nghị Lào-Việt Nam: Cầu nối phát triển mối quan hệ hai nước (17/05)
- Campuchia: Du khách chưa tiêm phòng COVID-19 vẫn phải cách ly bảy ngày (17/05)
- Chạy đua tìm nguồn cung sau lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ (17/05)
- Các nước ASEAN và Mỹ hợp tác nhằm tăng cường hệ thống y tế (17/05)
- Thủ tướng Pháp từ chức (17/05)
- Ấn Độ cấm xuất khẩu lúa mì đẩy nguy cơ lạm phát lương thực toàn cầu tăng cao (16/05)
- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Lào (16/05)
-
Châu Âu dỡ bỏ yêu cầu đeo khẩu trang ở sân bay và trên máy bay
- Các nước ASEAN và Mỹ hợp tác nhằm tăng cường hệ thống y tế
- Thủ tướng Pháp từ chức
- Chạy đua tìm nguồn cung sau lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ
- Việt Nam dự hội nghị toàn cầu về xóa bỏ lao động trẻ em tại Nam Phi
- [Infographics] Những đóng góp tích cực của Việt Nam tại Liên Hiệp quốc
- ASEAN nỗ lực công nhận chứng chỉ tiêm chủng vaccine COVID-19 lẫn nhau
- Mỹ coi trọng quan hệ đối tác với Đông Nam Á
- Hơn 45 quốc gia sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hàng không Changi
- Thế giới đang tiến "gần hơn" đến ngưỡng tăng nhiệt độ 1,5 độ C
-
Nhiều kỳ vọng & cam kết
- Châu Âu sau dịch và quy tắc nhập cảnh đối với du khách quốc tế
- Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ
- WHO: Số ca nhiễm COVID-19 toàn cầu đã giảm 12% trong tuần qua
- Thái Lan: Du lịch khởi sắc, nhưng sự phục hồi kinh tế vẫn bị đe doạ bởi lạm phát
- Hoàn tất công tác chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Mỹ
- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Lào
- Tổng thống Biden: quan hệ Mỹ - ASEAN bước sang 'kỷ nguyên mới'
- Nhật Bản có kế hoạch nâng giới hạn nhập cảnh lên 20.000 người/ngày
- Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Chủ tịch thường trực Thượng viện Hoa Kỳ