ClockThứ Hai, 26/09/2016 06:16

Ấn Độ phê chuẩn Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu

TTH.VN - Thủ tướng Ấn Độ hôm qua (25/9) cho biết nước này sẽ phê chuẩn Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu vào đầu tháng tới, theo tin từ Indiatimes.

LHQ: Thêm 30 quốc gia phê chuẩn Hiệp định khí hậu ParisLHQ hối thúc các nước ASEAN phê chuẩn Hiệp định khí hậu ParisCOP21 đạt được thoả thuận lịch sử về khí hậu

Thủ tướng Ấn Độ Modi phát biểu tại Hội nghị khí hậu Paris năm 2015. Ảnh: Foxnews

Theo lời Thủ tướng Narendra Modi, chính phủ của ông sẽ phê chuẩn thỏa thuận này vào ngày 2/10, trùng với dịp kỷ niệm ngày sinh của nhà lãnh đạo độc lập Ấn Độ Mohandas Gandhi. Thông tin này được đưa ra tại một cuộc họp của các nhà lãnh đạo Bharatiya Janata tại thị trấn miền nam Ấn Độ Kozhikode.

Ấn Độ là nước phát thải lớn thứ 4 thế giới về khí nhà kính, chiếm khoảng 4,5% phát thải khí nhà kính toàn cầu, chỉ sau Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nga. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon cho biết trong tháng này, có đến 60 quốc gia chiếm khoảng 48% lượng phát thải đã tham gia thỏa thuận.

Hiệp định Paris đòi hỏi tất cả các quốc gia giàu nghèo đều phải có hành động để kiềm chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu đang làm tan chảy các dòng sông băng, nâng cao mực nước biển và gây ra sự dịch chuyển lượng mưa. Nó đòi hỏi các chính phủ phải trình bày một kế hoạch quốc gia để giảm lượng khí thải, kiềm chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu dưới 2 độ C (3,6 độ F).

Cũng trong hôm qua, Thủ tướng Modi nhấn mạnh rằng, sự ấm lên toàn cầu đặc biệt đặt ra một mối đe dọa cho các nước và các thành phố ven biển.

Tuần trước, Bộ trưởng Ngoại giao Maroc Salaheddine Mezouar cho biết ông hy vọng sẽ có thể đưa ra thông báo rằng, các nước chiếm hơn 55% phát thải khí nhà kính thế giới đã chính thức gia nhập hiệp ước - ngưỡng cần thiết để kích hoạt thỏa thuận khí hậu mang tính bước ngoặt này - khi ông chủ trì Hội nghị khí hậu lần thứ 22 của Liên Hiệp Quốc tại Marrakesh, sẽ bắt đầu từ ngày 7/11 tới.

Hội nghị Morocco dự kiến ​​thảo luận về những khó khăn trong quá tình thực hiện thỏa thuận và cần khoẳng 100 tỷ USD mỗi năm để đáp ứng các mục tiêu đầy tham vọng của mình.

Ngoại trưởng Mezouar nói rằng, các nước phát triển dự kiến sẽ tài trợ 100 tỷ USD tài chính cho các vấn đề khí hậu mỗi năm, với một nửa trong số đó sẽ giúp các nước thích ứng với năng lượng xanh và một nửa khác để giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu.

Tố Quyên (Lược dịch từ Indiatimes & Abcnews)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu

Châu Âu đang ngày càng phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu được, khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu tăng cao, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết.

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu
Ấn Độ giới thiệu mũ bảo hiểm có điều hòa cho cảnh sát giao thông

Mới đây, các sở cảnh sát ở nhiều bang của Ấn Độ đã giới thiệu mũ bảo hiểm có điều hòa nhiệt độ cho cảnh sát giao thông, qua đó hỗ trợ lực lượng làm nhiệm vụ trên đường có thể thoải mái hơn trong bối cảnh nắng nóng đang hoành hành trên khắp đất nước.

Ấn Độ giới thiệu mũ bảo hiểm có điều hòa cho cảnh sát giao thông
Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
Return to top