Thế giới

Ấn Độ thay thế chương trình lương thực miễn phí bằng một chương trình mới tiết kiệm hơn

ClockThứ Bảy, 24/12/2022 11:40
TTH.VN - Ấn Độ tuyên bố đến ngày 31/12 sẽ chính thức kết thúc chương trình phân phát lương thực miễn phí trong giai đoạn đại dịch COVID-19 và thay thế bằng một chương trình rẻ hơn, qua đó hỗ trợ tiết kiệm cho chính phủ gần 20 tỷ USD trong 12 tháng tới.

ADB hỗ trợ Việt Nam tái tạo năng lượng từ rác thảiXây dựng chế độ ăn uống bền vững để cứu thế giớiChế độ ăn nghèo dinh dưỡng đe dọa sức khỏe nghiêm trọngCảnh báo: Thời tiết cực đoan làm tăng mức độ độc tố trong thực phẩmThực phẩm cứu trợ cho Nepal bị phát hiện kém chất lượng

Ấn Độ đã triển khai chương trình hỗ trợ thực phẩm miễn phí cho người dân trong hơn 2 năm qua. Ảnh minh họa: Reuters/Báo Tin tức

Cụ thể, Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ Piyush Goyal cho biết, chính phủ nước này sẽ dừng chương trình thực phẩm miễn phí sau 28 tháng, bởi tình hình kinh tế trong nước đã và đang được cải thiện kể từ khi số ca nhiễm COVID-19 được kiểm soát và nới lỏng các hạn chế chống dịch.

Đại dịch COVID-19 và tác động của đại dịch đối với nền kinh tế, đặc biệt là giá lương thực cao, đã siết chặt cuộc sống của hàng trăm triệu người nghèo ở Ấn Độ trong vài năm qua.

Trong chương trình thực phẩm miễn phí, mỗi gia đình nghèo được cấp 5kg ngũ cốc/tháng, cùng lúc hỗ trợ giá cho nhiều loại ngũ cốc khác. Chương trình được triển khai vào tháng 4/2020 và đã tiêu tốn của chính phủ gần 47 tỷ USD.

Bên cạnh đó, chính quyền Ấn Độ cũng đã chi 24,16 tỷ USD theo Đạo luật An ninh Lương thực Quốc gia để cung cấp lương thực được trợ giá cho gần 75% dân số nông thôn và 50% người dân thành thị.

Bộ trưởng Piyush Goyal cho biết, trong 12 tháng tới, chính phủ sẽ triển khai chương trình trợ giá ngũ cốc. Điều này có nghĩa chính phủ Ấn Độ sẽ cung cấp 35kg ngũ cốc/tháng cho các gia đình với giá 0,0121 USD đến 0,0362 USD. Hàng triệu hộ gia đình nghèo được hưởng lợi, trong khi một số nhóm ưu tiên được 5kg lương thực/người với cùng mức giá.

Theo nhận định của các quan chức, chính phủ sẽ tiết kiệm ít nhất 20 tỷ USD trong 12 tháng tới bằng cách chấm dứt chương trình thực phẩm miễn phí trong thời kỳ đại dịch, bởi nước này sẽ chỉ chi cho một chương trình trợ cấp lương thực, thay vì nhiều chương trình.

Động thái được triển khai trong bối cảnh chính phủ Ấn Độ đang phải vật lộn để quản lý kho dự trữ lúa mì do lúa mì được phân phối bổ sung nhiều và giá tại thị trường địa phương tăng cao kỷ lục.

“Việc ngừng kế hoạch có nghĩa là chính phủ Ấn Độ hiện có thể bán 2 - 3 triệu tấn lương thực trên thị trường mở để làm dịu giá”, một đại lý có trụ sở tại New Delhi cho biết.

Đan Lê (Lược dịch từ The Peninsula)

ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ấn Độ giới thiệu mũ bảo hiểm có điều hòa cho cảnh sát giao thông

Mới đây, các sở cảnh sát ở nhiều bang của Ấn Độ đã giới thiệu mũ bảo hiểm có điều hòa nhiệt độ cho cảnh sát giao thông, qua đó hỗ trợ lực lượng làm nhiệm vụ trên đường có thể thoải mái hơn trong bối cảnh nắng nóng đang hoành hành trên khắp đất nước.

Ấn Độ giới thiệu mũ bảo hiểm có điều hòa cho cảnh sát giao thông
Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người

Sự lây lan toàn cầu đang diễn ra của các ca nhiễm “cúm gia cầm” sang động vật có vú trong đó có con người là một mối quan ngại lớn về sức khỏe cộng đồng, các chuyên gia y tế cấp cao của Liên hợp quốc (LHQ) ngày 18/4 cho biết, khi họ công bố các biện pháp mới nhằm giải quyết những bệnh lây truyền qua đường không khí.

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người
Đưa những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 vào cuộc sống

Ngày 17/4, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Đất đai năm 2024 đến cán bộ các sở ban, ngành, tổ chức, đơn vị phòng chuyên môn thuộc tỉnh, thành phố, huyện, thị xã. Đến dự và chủ trì hội nghị có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Đưa những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 vào cuộc sống
Nỗi niềm người dân làm du lịch

Dịch vụ du lịch xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Thừa Thiên Huế khi tạo ra công ăn việc làm cho doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Tuy nhiên, chúng ta cần phát triển đúng định hướng phát triển của tỉnh và xu hướng du lịch thế giới là chuyên nghiệp hóa hoạt động dịch vụ, thỏa mãn nhu cầu khách du lịch.

Nỗi niềm người dân làm du lịch
Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống

Các nước trên toàn thế giới đã dành 2 năm qua để soạn thảo một hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch. Nhưng hiện vẫn còn khá xa để đạt được đồng thuận về các vấn đề quan trọng như công bằng vaccine và giám sát mầm bệnh.

Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống
Return to top