Thế giới Thế giới
Ấn Độ, Trung Quốc sẽ thúc đẩy tăng trưởng hàng không trong 20 năm tới
TTH.VN - Hãng tin Devdiscourse ngày 3/5 trích dẫn dự báo mới nhất của Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế (IATA) cho hay, tăng trưởng về tần suất của việc đi lại bằng đường hàng không trong 20 năm tới sẽ phần lớn được thúc đẩy bởi các thị trường mới nổi là Ấn Độ và Trung Quốc.
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Lazyjaw
Bên cạnh đó, theo dự báo của IATA, tần suất của các chuyến bay ở những nền kinh tế phát triển sẽ không thay đổi, mặc dù mức sống ngày càng tăng.
Các kết luận từ dự báo hành khách hàng không trong 20 năm tới của tổ chức này cũng cho thấy, mức sống tăng lên sẽ không đồng nghĩa với sự mở rộng trong tần suất của các chuyến bay ở những nền kinh tế phát triển hơn của thế giới.
Đáng chú ý, phân tích của IATA chỉ ra mối quan hệ giữa tần suất trung bình của việc đi lại bằng đường hàng không và mức sống, được đo bằng GDP bình quân đầu người.
IATA phát hiện rằng, nếu các xu hướng tiếp tục như dự báo, 44% các chuyến bay tăng thêm sẽ đến từ Ấn Độ và Trung Quốc trong 20 năm tới.
Cụ thể, cả hai quốc gia đang phát triển nhanh này được dự báo sẽ chứng kiến sự mở rộng trong nhu cầu kết nối giữa các thành phố trên khắp diện tích rộng lớn của họ bằng đường hàng không, phục vụ những dịch vụ như thương mại, đầu tư, và du lịch.
Trong khi đó, các công dân trung bình ở khu vực châu Âu và Mỹ dự kiến sẽ không bay nhiều hơn mức hiện tại. Điều này bất chấp các xu hướng hiện nay cho thấy, mức sống ở những khu vực này được dự báo sẽ cao hơn từ 20-30% trong thời gian 20 năm.
Cũng theo phân tích của IATA, một khi GDP bình quân đầu người đạt 20.000 USD trong một quốc gia, tần suất của các chuyến bay sẽ không thay đổi. Ngoài ra, tăng trưởng dân số dự kiến, động lực chính của nhu cầu hành khách hàng không, đang ở mức thấp tại các nền kinh tế phát triển, chẳng hạn như Đức.
Được biết, IATA đại diện cho khoảng 290 hãng hàng không, chiếm 82% lưu lượng hàng không toàn cầu.
Lê Thảo (Lược dịch từ Devdiscourse)
- Châu Phi cam kết chấm dứt AIDS ở trẻ em vào năm 2030 (02/02)
- EU cam kết tập trung làm sâu sắc hơn mối quan hệ với ASEAN (02/02)
- Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nam Phi ấn tượng với thành tựu của Việt Nam (02/02)
- Phong trào 'dòng máu tinh khiết' - Hệ lụy của thông tin sai lệch về vaccine ngừa COVID-19 (02/02)
- OPEC+ giữ nguyên mức cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng mỗi ngày (02/02)
- Nhiều người châu Á trì hoãn việc nghỉ hưu không phải chỉ vì lương (01/02)
- Thái Lan phát miễn phí 95 triệu bao cao su trước thềm Valentine (01/02)
- Nhiều kế hoạch mới cho khu vực ASEAN trong năm 2023 (01/02)
-
Châu Phi cam kết chấm dứt AIDS ở trẻ em vào năm 2030
- EU cam kết tập trung làm sâu sắc hơn mối quan hệ với ASEAN
- OPEC+ giữ nguyên mức cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng mỗi ngày
- Nhiều người châu Á trì hoãn việc nghỉ hưu không phải chỉ vì lương
- Thái Lan phát miễn phí 95 triệu bao cao su trước thềm Valentine
- Nhiều kế hoạch mới cho khu vực ASEAN trong năm 2023
- Anh, EU đạt thỏa thuận hải quan hậu Brexit cho Bắc Ireland
- IFRC: Thế giới vẫn thiếu chuẩn bị cho các đại dịch tiếp theo
- Indonesia bắt đầu nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2023
- IMF hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế khu vực ASEAN
-
Tổng thống Ấn Độ: G20 là diễn đàn định hình một thế giới tốt đẹp hơn
- Một lượng lớn vi nhựa xuất hiện trên bờ biển Đại Tây Dương
- Nhật-Hàn-Australia-New Zealand-EU thúc đẩy hợp tác trong khu vực
- Lào tiếp tục trong danh sách các điểm đến du lịch hấp dẫn nhất
- Hàn Quốc, Campuchia thúc đẩy thương mại, đầu tư thông qua FTA
- Lãnh đạo nước Anh kiên định với kế hoạch tăng thuế, cam kết cải cách hậu Brexit
- Mỹ: Cựu Tổng thống D.Trump khởi động chiến dịch tái tranh cử
- Lạm phát Mỹ hạ nhiệt ảnh hưởng đến lãi suất như thế nào?
- Việt Nam sẽ dự Diễn đàn du lịch ASEAN 2023 tại Indonesia
- IMF hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế khu vực ASEAN