Thế giới Thế giới
Cập nhật COVID-19:
Ấn Độ vượt Brazil, trở thành nước có số ca nhiễm cao thứ 2 thế giới
TTH.VN - Dữ liệu đưa ra bởi Bộ Y tế Ấn Độ ngày 12/4 cho thấy, nước này báo cáo kỷ lục 168.912 ca nhiễm COVID-19 chỉ trong vòng 1 đêm, chính thức vượt qua Brazil và trở thành quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề thứ 2 thế giới bởi đại dịch COVID-19.
- » Dịch bệnh COVID-19 ngày 1/12: Thế giới có hơn 63,5 triệu ca mắc
- » Dịch COVID-19: Số ca nhiễm SARS-CoV-2 trên toàn cầu vượt mốc 80 triệu
- » Ấn Độ triển khai chương trình tiêm chủng COVID-19 lớn nhất thế giới
- » Nhật Bản xem xét ưu tiên tiêm vaccine COVID-19 cho vận động viên tham gia Thế vận hội Olympic
- » Ấn Độ cấm xuất khẩu thuốc kháng virus Remdesivir khi ca mắc COVID-19 tăng đột biến
Ấn Độ đã vượt Brazil trở thành quốc gia có số ca nhiễm COVID-19 cao thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ. Ảnh minh họa: NDTV/Báo Nhân Dân
Theo số liệu tổng hợp từ Reuters, tổng số ca nhiễm ở Ấn Độ chạm mốc 13,53 triệu trường hợp, vượt qua mốc 13,45 triệu trường hợp ghi nhận ở Brazil. Mỹ vẫn dẫn đầu danh sách, là quốc gia có số ca nhiễm COVID-19 cao nhất thế giới với 31,9 triệu trường hợp.
Cũng theo dữ liệu, Ấn Độ có 904 người tử vong vì đại dịch trong vòng 24h qua, nâng tổng số ca tử vong của nước này lên con số 170.179 người.
Các nhà chức trách của nước này cho rằng, đây là hậu quả của việc tập trung đông đúc và mọi người vẫn không ý thức đeo khẩu trang.
Chính phủ Ấn Độ hiện đang rơi vào trạng thái tuyệt vọng khi nỗ lực để tránh một đợt phong tỏa thứ 2 tại đất nước.
Maharashtra, nơi có thủ đô Mumbai của Ấn Độ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, trong đó các nhà hàng bị buộc phải đóng cửa và các cuộc tụ tập trên 5 người đều bị cấm.
Trong khi đó, bắt đầu từ ngày 12/4, các cửa hàng, tiệm làm tóc, trung tâm thể dục thể thao và các quán rượu có không gian mở ở Anh được phép hoạt động trở lại. Đây là một trong những nỗ lực bình thường hóa nền kinh tế và bắt đầu phục hồi sau dịch - điều mà Thủ tướng Anh Boris Johnson nhận định là “một bước tiến quan trọng” hướng tới tự do, thoát khỏi hạn chế gây nên bởi đại dịch.
Được biết, hàng trăm nghìn cơ sở kinh doanh đã phải đóng cửa kể từ đầu tháng Giêng khi Anh bước vào đợt phong tỏa lần thứ 3 để ngăn chặn tình trạng lây nhiễm gia tăng do sự xuất hiện và lây lan của biến thể “Kent”.
Chiến dịch tiêm chủng của Anh đã tiến hành tiêm chủng mũi đầu tiên cho hơn 1/2 dân số là người trưởng thành và các biện pháp ngăn chặn cũng đã giúp giảm hơn 95% số ca tử vong, cũng như giảm hơn 90% số ca mắc so với giai đoạn đỉnh điểm hồi tháng Giêng.
Trong một thông tin có liên quan, Vương Quốc Anh đã phân phối thêm 586.339 liều vaccine COVID-19, nâng tổng số vaccine mà nước này nhận được là 40 triệu liều. Ngoài ra, Anh đã tiêm chủng mũi đầu tiên cho 32,12 triệu người; 7,47 triệu người đã hoàn thành đủ 2 mũi. Chính nỗ lực này đã giúp Anh bắt đầu mở cửa trở lại nền kinh tế.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte ngày 11/4 vừa qua cũng tuyên bố rằng việc phong tỏa chặt chẽ ở thủ đô Philippines là Manila và 4 tỉnh lân cận bao gồm Bulacan, Rizal, Laguna và Cavite cũng sẽ được nới lỏng từ ngày 12/4.
Động thái được triển khai trong bối cảnh Philippines đang phải đối mặt với một trong những đợt bùng dịch nghiêm trọng nhất ở châu Á, các bệnh viện ở thủ đô Manila bị quá tải, trong khi đó chính quyền cũng gặp khó khăn do sự chậm trễ trong việc cung cấp vaccine COVID-19.
Đan Lê (Lược dịch từ CNA & Worldmeters)
- Congo đã chấm dứt đợt bùng dịch Ebola lần thứ 14 (05/07)
- Hàn Quốc: Lạm phát tháng 6 tăng lên mức cao nhất trong 24 năm (05/07)
- Ngoại trưởng Nga có hoạt động gì ở Việt Nam? (05/07)
- COVID-19 và bài học về sự liên kết trong một thế giới đầy rủi ro (05/07)
- Các quốc gia châu Á hành động để chống lạm phát tăng cao (04/07)
- Nhiều nền kinh tế lớn dự báo sẽ suy thoái trong 12 tháng tới (04/07)
- Quốc khánh Mỹ 4-7: Nhiều thành phố lớn hủy bắn pháo hoa do bão giá cả (04/07)
- Mối lo lạm phát đè nặng châu Á (04/07)
-
Hàn Quốc: Lạm phát tháng 6 tăng lên mức cao nhất trong 24 năm
- Congo đã chấm dứt đợt bùng dịch Ebola lần thứ 14
- Sử dụng thanh toán kỹ thuật số toàn cầu tăng mạnh giữa đại dịch
- Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ”
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu
- Tổng thống Mỹ và Pháp tới Munich dự Hội nghị thượng đỉnh G7
- Phục hồi không đều, lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu
-
EU thông qua kế hoạch cấm bán xe dùng động cơ đốt trong vào năm 2035
- World Bank: Tỷ lệ “nghèo học vấn” ở trẻ em trên toàn cầu đã tăng lên đến 70%
- Du lịch phục hồi - hàng không toàn cầu “đau đầu” vì thiếu nhân lực
- Ngân hàng Thế giới thành lập Quỹ phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch
- Biến đổi khí hậu khiến năm 2022 trở nên nóng hơn, nhiều lũ lụt hơn
- Xả súng ở thủ đô Đan Mạch: 3 người chết, một nghi phạm bị bắt
- Đông Nam Á và tiến trình chuyển đổi năng lượng sạch
- G7 cam kết viện trợ 5 tỷ USD cải thiện an ninh lương thực toàn cầu
- WHO phát cảnh báo "khẩn cấp" về đậu mùa khỉ
- Mối lo lạm phát đè nặng châu Á