ClockThứ Bảy, 29/10/2016 05:46

Ẩn họa từ những hố ga, tấm đan thiếu nắp

TTH - Sự việc một người đàn ông và cháu bé ở TP. Hồ Chí Minh và Bình Dương bị rơi xuống hố ga tử vong một lần nữa báo động tình trạng nguy hiểm ở những hố ga chưa đậy nắp hoặc bị mất cắp nhưng chưa được khắc phục kịp thời.

Thiếu rào chắn cảnh báo, không hoàn trả mặt bằng kịp thời là những tồn tại mà người dân phản ánh trong việc thi công dự án Cải thiện môi trường nước TP. Huế

Khá phổ biến

Đường Đào Tấn đoạn từ Điện Biên Phủ đến Trần Thái Tông dù không dài nhưng có khá nhiều họng thu nước không có tấm đan. Diện tích mỗi họng không lớn, nhưng nếu sẩy chân có thể gây thương tích cho cả người lớn và trẻ em.

Đáng chú ý là đoạn phía sau Trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh có một nắp hố ga bằng bê tông bị gãy, lòi các thanh sắt ra ngoài. Một nửa miệng hố ga cũng vì thế mà trống rỗng. Nếu không quan sát, người đi đường có thể rơi vào miệng hố ga.

Cách đây không lâu, đường Nguyễn Hữu Thọ có khoảng 5 hố ga bị lật nắp để sang một bên một thời gian khá dài. Quan sát vào bên trong, chỉ thấy nước đen ngòm; miệng hố ga người lớn có thể chui lọt. Không may rơi xuống hố ga, nếu không thương tích cũng mất thời gian và cần sự trợ giúp mới lên được mặt đất.

Đường Tố Hữu phía đối diện Trung tâm Hành chính TP. Huế cũng còn nhiều họng thu nước bị mất tấm đan, lọc nước chưa được khắc phục. Đây cũng không phải lần đầu chúng tôi đề cập đến việc này.

Những hố ga như thế này rất dễ gây thương tích

Tương tự, ở Khu đô thị mới Đông Nam Thủy An, một số hố ga trước đây đã thi công và đậy nắp, song do mất trộm nên một thời gian khá lâu, nhiều hố ga không có nắp, trong đó, có một số hố ga nằm ngay Quốc lộ 1A, nơi lưu lượng người qua lại khá lớn.

Gần đây, người dân còn phản ánh về tình trạng hố ga thi công xong mà không đậy nắp một thời gian dài, gây nguy hiểm, ảnh hưởng đến đi lại, sinh hoạt của người dân của dự án Cải thiện môi trường nước TP. Huế; về nhiều tuyến đường đã lắp nắp hố ga nhưng không hoàn trả mặt bằng kịp thời khiến người dân đi lại khó khăn, điển hình như ở khu vực Kiểm Huệ. Chỉ riêng đường Huỳnh Tấn Phát đã có hơn 10 gố ga đã đậy nắp nhưng chưa hoàn trả mặt bằng. Một số hố ga nằm ngay cổng nhà dân khiến việc đi lại, nhất là dẫn xe vào ra mỗi ngày rất khó khăn. Anh Phan Thanh, người dân sống tại đường Huỳnh Tấn Phát bày tỏ.

Kiểm tra, xử lý thôi chưa đủ

Cũng liên quan đến việc thi công các tuyến cống thoát nước thuộc dự án Cải thiện môi trường nước TP. Huế, mới đây người dân phản ánh có trường hợp một học sinh bị rơi xuống mương nước khi mưa lớn ngập đường hồi giữa tháng 10/2016, do các đơn vị thi công không rào, che chắn và cảnh báo khu vực thi công. May là cháu bé được cứu kịp thời và mương nước không quá sâu. Theo tìm hiểu, mương nước vừa nêu được thi công khá lâu và không có bất kỳ cảnh báo nào về sự nguy hiểm. Chỉ đến khi chúng tôi thông tin, đơn vị thi công mới rào chắn, khắc phục.

Trở lại với những hố ga bị lật nắp ở đường Nguyễn Hữu Thọ, dù nằm ngay bên cạnh Trung tâm Hành chính TP. Huế, song phải mất cả tuần, khi chúng tôi thông tin với lãnh đạo Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Huế, các nắp hố ga mới được đậy lại như cũ.

Ban quản lý Khu vực phát triển đô thị nhiều lần cử người mai phục để bắt quả tang những kẻ trộm nắp hố ga, song nỗ lực đó chưa đem lại hiệu quả, bởi các đối tượng trộm cắp ra tay vào lúc không ai ngờ, giờ nghỉ trưa, chập choạng tối hoặc gần sáng. Do đó, đơn vị yêu cầu các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng nghiên cứu phương án khác khả thi hơn, thay vì bằng vật liệu bê tông cũng bị kẻ gian dùng vật nặng đập phá lấy sắt.

Với các tuyến đường đang thi công của dự án Cải thiện môi trường nước TP. Huế, lý do chủ đầu tư đưa ra khá thuyết phục và có thể thông cảm, do các nắp hố ga được sản xuất đặc chủng theo đơn đặt hàng riêng nên thời gian hoàn thành khá lâu. Một số nắp sản xuất không đúng quy chuẩn nên phải trả lại khiến quá trình thi công kéo dài, chưa hoàn thiện toàn bộ như người dân phản ánh. Thế nhưng, điều người dân thắc mắc là sự chủ động trong kiểm tra, giám sát của các cơ quan liên quan, bao gồm cả tư vấn giám sát, chủ đầu tư trong quá trình các nhà thầu thi công dự án. Gần như, các “điểm nóng” về thi công ẩu, thiếu nắp hố ga, kéo dài… đều có sự phản ánh từ phía người dân, báo chí mới được khắc phục. Nếu các cơ quan, doanh nghiệp liên quan làm tốt hơn vai trò giám sát và tăng cường tính chủ động, kịp thời xử lý các vướng mắc, phát sinh, thi công đến đâu hoàn thiện đến đó, chắc chắn người dân sẽ hài lòng.

Bài, ảnh: TÂM HUỆ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cảnh báo cấp độ cháy rừng rất nguy hiểm

Trước xu thế thời tiết cực đoan, nắng nóng gay gắt, ngày 19/4, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh phát thông tin cảnh báo nguy cơ cháy rừng có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Tại vùng đồng bằng và TP. Huế dự báo cấp độ cháy rừng cấp 3 (cấp nguy hiểm), đặc biệt ở Nam Đông cấp 4 (cấp rất nguy hiểm).

Cảnh báo cấp độ cháy rừng rất nguy hiểm
Lúa đang làm đòng, trổ bị sâu bệnh gây nguy hiểm

Thời điểm này, toàn bộ diện tích lúa đông xuân vào giai đoạn làm đòng, sắp trổ đại trà, một số diện tích gieo cấy sớm đã trổ. Đây là giai đoạn quan trọng trong các thời kỳ sinh trưởng của lúa, gần như quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm tốt của vụ mùa với điều kiện không bị tác động, ảnh hưởng của thiên tai, dịch hại.

Lúa đang làm đòng, trổ bị sâu bệnh gây nguy hiểm
ECDC cảnh báo tăng đột biến số ca nhiễm chủng vi khuẩn nguy hiểm

Khu vực châu Âu vừa chứng kiến số lượng gia tăng các ca nhiễm chủng siêu vi khuẩn hypervirulent Klebsiella pneumoniae (hvKp) kháng kháng sinh, được dự báo sẽ dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh và tử vong gia tăng, Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDC) cho biết trong một báo cáo.

ECDC cảnh báo tăng đột biến số ca nhiễm chủng vi khuẩn nguy hiểm
Cảnh báo bỏng do pháo tự chế

Chỉ trong vài ngày, Bệnh viện Trung ương Huế tiếp nhận 4 ca bị bỏng do pháo tự chế mua trên mạng internet. Trong số này, một trường hợp bỏng nghiêm trọng đang được lên kế hoạch phẫu thuật.

Cảnh báo bỏng do pháo tự chế
Cẩn trọng khi tham gia giao thông vào mùa mưa

Điều kiện thời tiết mưa gió, đường trơn trượt, tầm nhìn bị hạn chế... luôn tiềm ẩn những yếu tố ảnh hưởng đến an toàn của các phương tiện khi tham gia giao thông.

Cẩn trọng khi tham gia giao thông vào mùa mưa

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top