Ăn nhiều tỏi dễ hỏng đường tiêu hóa
TTH - Dùng tỏi thường xuyên, ngâm rượu tỏi uống hằng ngày có phòng và chữa được cao huyết áp, tim mạch... hay không?
Ăn nhiều tỏi gây co thắt đường ruột
BS Nguyễn Xuân Hướng, nguyên chủ tịch Hội Đông y Việt Nam cho biết, tỏi được dùng chủ yếu để làm thức ăn, ít được dùng làm thuốc. Trong tỏi có một ít i-ốt và tinh dầu. Thành phần chủ yếu của tỏi là chất kháng sinh có tác dụng diệt vi khuẩn rất mạnh.
Tỏi cũng có thể gây dị ứng ở một số người
Ngoài ra, tỏi cũng có thể gây phản ứng phụ nên những người có hội chứng âm hư, đang có thai, người có thể tạng nhiệt, đang nóng sốt, nhiễm trùng chân răng, viêm xoang, đau mắt, mũi, răng, cổ lưỡi không nên dùng. Tỏi cũng có thể gây dị ứng làm ngứa ngáy, nổi mẩn ở một số người.
Chỉ giúp phòng bệnh tim mạch
Trả lời về việc uống rượu tỏi để chữa huyết áp, tim mạch, PGS.TS Nguyễn Quang Tuấn, trưởng khoa C4, Viện Tim mạch Quốc gia khẳng định, tỏi nói chung và rượu tỏi nói riêng không có tác dụng trị bệnh huyết áp, tim mạch. Tỏi là gia vị thực phẩm chỉ có vai trò phòng bệnh. Thành phần chính trong tỏi là chất kháng sinh allicin (C6H10OS2) có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh nên nếu mỗi bữa dùng từ 3 - 5 tép tỏi nhỏ có tác dụng phòng bệnh nói chung.
Với hệ tim mạch, những nghiên cứu mới cho thấy, tỏi có tác dụng chống kết tập tiểu cầu, không cho kết tụ thành cục máu đông nên có tác dụng ngừa tai biến tim mạch và làm hạ huyết áp. Rượu là chất dẫn để thuốc tốt hơn nên uống rượu tỏi làm tăng tác dụng của tỏi.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, rượu tỏi theo nghiên cứu của WHO chỉ có tác dụng khi dùng ở liều mỗi ngày 2 lần: Sáng - tối, mỗi lần 40 giọt (1 thìa cà phê), dùng nhiều sẽ có hại khiến hơi thở hôi, rối loạn dạ dày - ruột, ức chế tuyến giáp... Đặc biệt, nếu uống nhiều rượu tỏi lại gây hại cho tim như loạn nhịp tim, giãn các buồng tim, giảm sức co bóp của tim và suy tim.
Thúy Nga (Theo Bee.net.vn)
- Bộ Y tế hướng dẫn bệnh viện phân luồng, sàng lọc ca mắc COVID-19 (18/05)
- 117 đoàn viên công đoàn tham gia hiến máu tình nguyện (18/05)
- Bộ Y tế tiếp tục nhắc các địa phương đẩy nhanh tiêm vaccine COVID-19 (17/05)
- Đề xuất tháo gỡ vướng mắc trong thanh toán bảo hiểm y tế (16/05)
- 14 triệu hộ chiếu vắc xin có trên PC-COVID-19 (16/05)
- Phát động chương trình Tháng 5 đo huyết áp năm 2022 (15/05)
- Cảnh báo bệnh nhiễm não mô cầu vào mùa (15/05)
- Bộ Y tế: Không bỏ thanh toán BHYT với máy đặt, máy mượn đang thực hiện tại các cơ sở khám chữa bệnh (15/05)
-
Bộ Y tế: Không bỏ thanh toán BHYT với máy đặt, máy mượn đang thực hiện tại các cơ sở khám chữa bệnh
- Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen êkíp ca ghép tim xuyên Việt
- Hơn 1,8 triệu trẻ đã được tiêm vaccine phòng COVID-19
- Bộ Y tế trình 2 phương án ứng phó với COVID-19 giai đoạn 2022-2023
- Có phụ huynh đưa con đến trạm y tế rồi quay về
- Lấy ý kiến về việc điều chỉnh khai báo y tế tại cửa khẩu
-
Khai trương hệ thống máy chụp cộng hưởng từ 1.5T Signa Explorer
- Cải thiện sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
- Trung tâm Thẩm mỹ Quốc tế Trung ương Huế chính thức đi vào hoạt động
- Xây dựng cơ sở bệnh viện Chân Mây thành trung tâm điều trị của huyện Phú Lộc
- Bộ Y tế: Không bỏ thanh toán BHYT với máy đặt, máy mượn đang thực hiện tại các cơ sở khám chữa bệnh
- Phát động chương trình Tháng 5 đo huyết áp năm 2022