ClockThứ Bảy, 09/04/2016 05:49

An ninh hạt nhân toàn cầu chính thức được tăng cường vào tháng 5

TTH.VN - Bắt đầu từ tháng 5 tới đây, hơn 150 quốc gia sẽ có những ràng buộc về mặt pháp lý để tăng cường biện pháp an ninh đối với các cơ sở hạt nhân và hợp tác trong việc tìm kiếm, cũng như khôi phục vật liệu hạt nhân bị đánh cắp hoặc buôn lậu, các quan chức an ninh cho biết hôm 8/4.

Thế giới cam kết không để vật liệu hạt nhân rơi vào tay khủng bốHội nghị thượng đỉnh hạt nhân: Hợp tác vì một thế giới an toàn

Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Yukiya Amano trong một cuộc họp báo ở Vienna, Áo. Ảnh: Reuters

Việc sửa đổi của Công ước Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân (CPPNM) được phê chuẩn sau khi Nicaragua và Uruguay trở thành những quốc gia thứ 101 và 102 ký tên vào công ước, đạt 2/3 số thành viên cần thiết để hợp pháp hóa công ước này.

Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Yukiya Amano cho biết trong một tuyên bố rằng, việc sửa đổi "sẽ giúp làm giảm nguy cơ của một cuộc tấn công khủng bố liên quan đến vật liệu hạt nhân, trong đó có thể có những hậu quả thảm khốc".

Các biện pháp nói trên sẽ thực hiện những ràng buộc pháp lý đối với các quốc gia, nhằm bảo vệ các cơ sở hạt nhân, cũng như việc lưu trữ, vận chuyển và sử dụng vật liệu hạt nhân trong nước. Những quốc gia này sẽ được yêu cầu để giảm thiểu hậu quả của phóng xạ, ngăn ngừa và chống lại tội phạm liên quan đến vấn đề này. 

Bà Susan Rice, Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Mỹ Barack Obama cho hay, công ước là một "nền tảng của kiến ​​trúc an ninh hạt nhân toàn cầu" và chính quyền Mỹ sẽ "kêu gọi tất cả các quốc gia chưa chấp thuận công ước thực hiện việc chấp thuận càng sớm càng tốt".

Hồi tuần trước, khoảng 10 quốc gia trong đó có Pakistan, Azerbaijan và Kuwait … đã ký vào bản sửa đổi CPPNM trong Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân do Tổng thống Obama chủ trì ở thủ đô Washington.

Phát biểu trước Hội nghị Thượng đỉnh này, ông Amano nói rằng, thế giới cần thực hiện nhiều hoạt động hơn trong việc đưa ra những sửa đổi chung, nhằm đảm bảo rằng tất cả các quốc gia có khả năng hạt nhân, bao gồm cả Triều Tiên, nên tôn trọng các biện pháp, chứ không chỉ những quốc gia đã chấp thuận chúng.

Lê Thảo (Lược dịch từ Reuters & Lastminutestuff)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổng Giám đốc IAEA xác nhận độ an toàn khi Fukushima xả thải ra biển

Ngày 5/7, Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Grossi đã xác nhận sự an toàn đối với kế hoạch của Nhật Bản xả nước thải nhiễm phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Số 1 ra biển. Xác nhận này được đưa ra sau khi ông có chuyến khảo sát kéo dài 4 ngày tại nhà máy nói trên.

Tổng Giám đốc IAEA xác nhận độ an toàn khi Fukushima xả thải ra biển
Mỹ vẫn cam kết sẽ đối thoại với Triều Tiên về phi hạt nhân hóa

Đặc phái viên hạt nhân hàng đầu của Hàn Quốc Noh Kyu-duk mới đây thông tin, Mỹ vẫn cam kết mạnh mẽ đối với mục tiêu phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên thông qua ngoại giao và đối thoại, đồng thời nước này cũng đang hợp tác chặt chẽ với Hàn Quốc để đưa Triều Tiên quay trở lại bàn đàm phán.

Mỹ vẫn cam kết sẽ đối thoại với Triều Tiên về phi hạt nhân hóa

TIN MỚI

Return to top