ClockThứ Bảy, 12/09/2015 07:47

An toàn hồ đập mùa bão lũ

TTH - Hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh được Nhà nước quan tâm đầu tư sửa chữa, nâng cấp, xây mới đảm bảo chất lượng, phát huy tác dụng. Qua những mùa bão lũ lớn, các công trình như hồ Truồi, Thọ Sơn… vẫn đảm bảo an toàn.

Nguy cơ…

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, trên địa bàn tỉnh hiện nay có nhiều công trình thủy lợi xây dựng cách đây mấy chục năm đã bị xuống cấp, nguy cơ mất an toàn trong mùa bão lũ; một số công trình đê đập được xây dựng bằng đất rất dễ bị vỡ khi nước lũ dâng cao. Nếu sơ suất, thiếu chủ động trong quản lý, bảo vệ, gia cố thì các công trình có nguy cơ bị vỡ bất cứ lúc nào.

Gia cố hồ Truồi trước bão lũ

Hồ đập Quao - Hòa Mỹ, hay hồ Khe Ngang… mặc dù được đầu tư sửa chữa, khắc phục các sự cố, nứt thân đập nhưng vẫn đứng trước một số nguy cơ. Hồ Khe Ngang có dung tích chứa khoảng 15 triệu m3, nhưng tầng địa chất nền móng bị yếu, phức tạp, gây khó khăn trong việc điều tiết nước hợp lý, bảo vệ công trình và dân cư trong mùa bão lũ. Nhiều công trình xây dựng cách đây 30 năm đã bị xuống cấp, hư hỏng như đập Bao, Thủy Lập, Đồng Bào, Trằm Nãi, Trằm Giàng… có nguy cơ mất an toàn khi lũ dâng cao, chảy xiết. Ngoài ra, một số công trình vẫn chưa xây dựng quy trình vận hành gây ảnh hưởng đến công tác điều tiết xả lũ. Các đơn vị chủ hồ đập kiến nghị tỉnh đầu tư sửa chữa, xây mới một số hạng mục và phê duyệt quy trình vận hành các hồ chứa như Hòa Mỹ, Nam Giản, Phú Bài 2… nhằm đảm bảo công tác phòng chống bão lũ.

Trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 55 hồ chứa thủy lợi, trong đó 8 hồ chứa lớn, còn lại vừa và nhỏ với tổng dung tích chứa trên 100 triệu m3.

Ông Đỗ Văn Đính, Giám đốc Công ty THNH NN 1 thành viên Quản lý - Khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy nông) cũng tỏ ra lo lắng với những công trình bị xuống cấp, hư hỏng; mặc dù ngay từ đầu năm Công ty tiến hành kiểm tra, gia cố hồ đập hoàn thành trước mùa bão lũ.

Chủ động ứng phó

Những ngày qua, các đơn vị chủ hồ đập thủy lợi rất tất bật, chuẩn bị công tác ứng phó mùa bão lũ. Từ lãnh đạo Công ty Thủy nông đến các trạm hồ đập, cán bộ, công nhân viên đều kiểm tra hệ thống đập đất, cống, tràn để có phương án gia cố, sửa chữa đảm bảo điều kiện chống lũ. Đến thời điểm này, mọi công tác chuẩn bị ứng phó lụt bão tại các công trình đã được sẵn sàng. Ông Đính, cho biết, lo ngại nhất là các công trình đã xuống cấp, hư hỏng, rạn nứt. Công ty đã có phương án tối ưu trong công tác ứng phó khi có dấu hiệu sự cố xảy ra; phối hợp với chính quyền địa phương, huy động các lực lượng, Nhân dân gia cố, sửa chữa các công trình như đập Bao, Thủy Lập, Đồng Bào, Trằm Nãi, Trằm Giàng… Các loại vật tư, phương tiện, lực lượng đã chuẩn bị sẵn sàng cho công tác phòng chống bão lũ tại các công trình. Từ đầu lũ sẽ vận hành hạ tràn để điều tiết nguồn nước, đến khi thời tiết ổn định mới đóng cửa tràn (theo quy định của Công ty Thủy nông)…

“Mùa bão lũ năm nay, tại hồ chứa Phú Bài 2 có 4-5 cán bộ quản lý, thành lập đội cơ động trên 100 người dân tham gia bảo vệ hồ; các phương tiện, gồm máy đào, ô tô và gần 200 khối đá hộc, 2.000 bao tải, 49 rọ thép... Tại hồ chứa Châu Sơn-Năm Lăng chuẩn bị khoảng 2.500 bao tải, 70 rọ thép, 200 rọ đá, 3 ô tô, 1 máy đào, 130 người. Tại hồ Truồi có 12 cán bộ quản lý và 50 người dân; các phương tiện, như điện thoại, bộ đàm, xe máy, ô tô, cuốc xẻng... chuẩn bị đầy đủ; đã tập kết 20 ngàn bao tải, 475 khối đá hộc, 200 rọ thép, 700 mét vải lọc... để ứng phó khi có sự cố xảy ra…”- theo Công ty TNHH NN 1 thành viên Quản lý-Khai thác công trình thủy lợi tỉnh

Ông Ngô Hòa, Trạm trưởng hồ Thọ Sơn chia sẻ: “Mặc dù được xây dựng, nâng cấp an toàn, nhưng chúng tôi vẫn không chủ quan trong việc bảo vệ hồ Thọ Sơn. Mọi công tác bảo vệ đều chủ động, chuẩn bị ngay từ trước mùa bão lũ như bao tải, rọ đá, phương tiện, đèn pin, áo phao... Ngay sau kết thúc vụ hè thu, trạm tiến hành xả đến mực nước chết để đón lũ; đồng thời dễ dàng kiểm tra lòng hồ, phát hiện những điểm bị hư hỏng để có phương án sửa chữa, khắc phục. Các công nhân của trạm đang tiến hành khơi thông dòng chảy, thu dọn vật cản, làm sạch lòng hồ. Trạm có 8 người, chia làm hai nhóm: nhóm đầu mối và nhóm dưới kênh, mỗi người phân công một việc, trực chiến 24/24 giờ”.

Với các phương án trên, từ trước đến nay, nhiều hồ chưa xảy ra sự cố lớn nào. Riêng lũ 1999, mực nước trong hồ Thọ Sơn vượt ngưỡng thiết kế, nhưng được xử lý kịp thời, không để xảy ra thiệt hại. Ông Ngô Hòa cho rằng, mấy năm gần đây, thời tiết diễn biến bất thường, khó lường được lượng mưa là khó khăn lớn trong công tác ứng phó. Biện pháp tối ưu nhất là quyết tâm, đề cao cảnh giác, túc trực, theo dõi thường xuyên, chủ động bảo vệ công trình. Ông Đính cho biết thêm, phương án bảo vệ hồ Thọ Sơn cũng là biện pháp chung trong công tác bảo vệ an toàn các hồ đập mùa bão lũ.

Bài, ảnh: Hoàng Triều
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn
Tiếp nhận cá thể trăn quý, hiếm

Ngày 19/4, Hạt Kiểm lâm huyện Quảng Điền tiếp nhận một cá thể trăn đất quý, hiếm của một người dân tự nguyện giao nộp.

Tiếp nhận cá thể trăn quý, hiếm
Chặn sim rác ra thị trường

Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) yêu cầu từ sau ngày 15/4, các doanh nghiệp viễn thông chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu trên thị trường còn xuất hiện sim được phát triển mới không đúng quy định.

Chặn sim rác ra thị trường
Quốc lộ 1A qua Thừa Thiên Huế đang quá tải

Tuyến Quốc lộ (QL) 1A đi qua địa bàn Thừa Thiên Huế hiện đang quá tải trước sự gia tăng của các phương tiện tham gia giao thông. Áp lực này càng gia tăng hơn kể từ ngày 4/4 vừa qua, cao tốc Cam Lộ - La Sơn phân luồng không cho xe khách trên 30 chỗ và xe tải từ 6 trục trở lên, xe rơ-mooc, sơ mi rơ-mooc vào.

Quốc lộ 1A qua Thừa Thiên Huế đang quá tải
Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở

Cùng với cả nước, trong tháng 4 này, Thừa Thiên Huế đồng loạt ra quân và tăng tốc thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024. Với sự trợ giúp từ phần mềm CAPI (một mô-đun phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn thực địa chuyên dụng) trên thiết bị điện tử đã giúp các lực lượng điều tra viên “tăng tốc” trong quá trình thực hiện điều tra.

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở

TIN MỚI

Return to top