ClockThứ Tư, 26/07/2017 08:28

An toàn hồ thủy điện và vùng hạ du

TTH - Trước nguy cơ xảy ra trận lũ, các hồ thủy điện đang vận hành điều tiết hợp lý nhằm đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du.

Cán bộ kỹ thuật Nhà máy TĐHĐ điều tiết mực nước

Tính đến chiều 25/7, mực nước trên sông Hương, sông Bồ dao động trên báo động I.

Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh Phan Thanh Hùng thông tin, trước diễn biến thời tiết phức tạp, tỉnh đã có văn bản, công điện yêu cầu các chủ hồ thủy điện có biện pháp điều tiết nguồn nước hợp lý theo quy trình, quy định vận hành liên hồ nhằm đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du.

Ông Trịnh Xuân Khoa, Phó Giám đốc phụ trách Nhà máy Thủy điện Hương Điền (TĐHĐ) chia sẻ, từ khi xuất hiện mưa lớn, mực nước trong hồ TĐHĐ có tăng, nhưng chưa đáng kể, chỉ dao động ở mức +51,3m, so với mực nước chết +46m. Vậy nên, lưu lượng xả chạy qua máy trong ngày 25/7 còn thấp, chỉ 130m3/s.

“Chúng tôi có trách nhiệm trong việc điều tiết, xả lũ hợp lý, không để gây ngập “nhân tạo”, cục bộ ở vùng hạ du. Trước khi xả lũ, chúng tôi sẽ điện thoại trực tiếp và có văn bản gửi các địa phương chủ động ứng phó, không để gây bất ngờ”, ông Khoa cam kết.

Cùng với điều tiết, xả lũ hợp lý, từ ngày 25/7, Nhà máy TĐHĐ đã phân công cán bộ, kỹ sư túc trực 24/24 giờ tại công trình, thường xuyên đi kiểm tra tại các hạng mục, trên lòng hồ nhằm sớm phát hiện các sự cố để khắc phục, ứng phó kịp thời. Các phương tiện xe máy, vật tư... đã chuẩn bị sẵn sàng, tập kết tại công trình.

Nhà máy TĐHĐ cũng đã đầu tư một số công nghệ, trang thiết bị hiện đại như hệ thống phần mềm dropbox, hệ thống scada nhằm kiểm tra, giám sát các hạng mục trên công trình thông qua mạng máy tính. Đây cũng là cơ sở quan trọng để nhà máy tham mưu kịp thời với cấp trên nhằm tranh thủ sự chỉ đạo trong việc vận hành điều tiết, xả lũ hợp lý.

Ông Chu Văn Thành, Trưởng phòng Kỹ thuật - Công ty CP Thủy điện Bình Điền cho biết, tất cả các phương án bảo vệ công trình và vùng hạ du đã sẵn sàng. Tại công trình đã lắp đặt các trạm quan trắc đo lượng mưa tự động và 14 camera nhằm kiểm soát mực nước trong hồ khi xảy ra lũ lớn, khẩn cấp.

Mùa lũ năm nay là năm thứ hai, các hồ thủy điện thực hiện vận hành điều tiết xả lũ theo quy trình liên hồ chứa. Vùng hạ du được xác định là “mục tiêu” hướng đến của các chủ hồ khi xả lũ, điều tiết hợp lý nhằm đảm bảo an toàn. Ngay từ khi thực hiện quy trình vận hành liên hồ, các chủ hồ thủy điện cũng đã cam kết thực hiện đúng theo yêu cầu, chỉ đạo của cấp trên.

Phương châm của tỉnh và các chủ hồ khi xả lũ là không để xảy ra ngập cục bộ, gây thiệt hại về người và tài sản vùng hạ du. Trước khi xả lũ, các chủ hồ đập thông báo, điện thoại với các địa phương tối thiểu trước 3 giờ, giới hạn thời gian này giúp các địa phương chủ động triển khai các biện pháp ứng phó trước khi bị ngập lũ.

Ông Phan Thanh Hùng, Chánh văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho rằng, mặc dù các chủ hồ thủy điện đã cam kết ngay từ đầu, nhưng qúa trình xảy ra mưa lũ, Ban Chỉ hủy PCTT&TKCN vẫn thường xuyên theo dõi lượng mưa, kiểm tra mực nước tại các hồ thủy điện để có sự chỉ đạo vận hành điều tiết, xả lũ một cách hợp lý.

Cắm biển báo, nạo vét khơi thông dòng chảy

Phó Chủ tịch UBND TP. Huế Võ Lê Nhật cho hay, TP. Huế đã chỉ đạo Ban quản lý dự án Cải thiện môi trường nước TP. Huế và các đơn vị thi công tiến hành rào chắn, cắm biển báo ở tất cả các điểm thi công để đảm bảo an toàn và tiến hành nạo vét, khơi thông dòng chảy giúp đẩy nhanh quá trình thoát nước trong sáng 25/7.

Tâm Huệ

Hải Triều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xây dựng môi trường lao động an toàn

Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong lao động, sản xuất được doanh nghiệp (DN), các cấp công đoàn chủ động thực hiện nhằm hạn chế tối đa mọi rủi ro gây ra.

Xây dựng môi trường lao động an toàn
Cần phương án đảm bảo an toàn trên tuyến cao tốc và quốc lộ

Mới đây, Cục Đường bộ Việt Nam thông tin, từ ngày 4/4 tới, các đơn vị liên quan triển khai phương án điều tiết xe tải lớn hơn 6 trục (30 tấn), xe sơmi-rơ moóc (xe container), xe khách trên 30 chỗ không đi vào cao tốc Cam Lộ-La Sơn mà được phân luồng đi trên QL1A.

Cần phương án đảm bảo an toàn trên tuyến cao tốc và quốc lộ
Để phụ nữ an toàn trên không gian mạng

Sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã mở ra nhiều cơ hội cho phụ nữ làm kinh tế. Tuy nhiên, họ cũng chính là những nạn nhân của các vụ lừa đảo trên không gian mạng bởi chính sự nhẹ dạ, cả tin và thiếu kiến thức trong ứng dụng công nghệ số.

Để phụ nữ an toàn trên không gian mạng
Đồng ý cấm xe khách trên 30 chỗ, xe tải trọng lớn vào cao tốc Cam Lộ-La Sơn

Sáng 30/3, thông tin từ Cục Đường bộ Việt Nam, cơ quan này đã thống nhất với đơn vị liên quan về phương án điều tiết, phân luồng xe đi vào cao tốc Cam Lộ - La Sơn nhằm giảm tải cho tuyến đường này. Theo đó, xe tải lớn hơn 6 trục (30 tấn), xe sơmi - rơ moóc (xe container), xe khách trên 30 chỗ không đi vào cao tốc Cam Lộ - La Sơn mà được phân luồng đi trên QL1A.

Đồng ý cấm xe khách trên 30 chỗ, xe tải trọng lớn vào cao tốc Cam Lộ-La Sơn
Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4: Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng

Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là bước tiến quan trọng. Tỉnh đã nhanh chóng bắt tay vào việc triển khai, thực hiện quy hoạch. Một thành phố trực thuộc Trung ương đang được hình thành, và Huế hứa hẹn sẽ trở thành nơi đáng sống, an toàn và thịnh vượng.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4 Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng
Return to top