ClockThứ Tư, 03/01/2018 08:23

Ăn xổi

TTH - Cách đây không lâu, có dịp, chúng tôi ghé vào một quán dầu tràm ở làng dầu tràm đã có thương hiệu để mua vài chai về dùng và làm quà.

- Anh ơi, lấy cho em loại tốt ấy nhé. Phải đúng hàng vì em dùng cho con nhỏ. 

Nghe chúng tôi yêu cầu và vì là chỗ quen biết nên chủ quán vội vàng chạy nhanh vào nhà, lấy ra mấy chai dầu, bảo: “Hơi đắt một tý nhưng đảm bảo. Muốn lấy loại khác cũng được, rẻ hơn nhưng chất lượng không bằng”, người bán giải thích. 

Cầm chai dầu mới mua, so sánh với hàng chục chai dầu khác bày trong chiếc tủ kính thì nhận ra, màu sắc của hai loại khác nhau một trời một vực, dễ dàng phân biệt bằng mắt thường. 

Tìm hiểu thì được biết, không ít chủ quán dầu tràm thường trà trộn sản phẩm “nhái”, được nhập ở nơi khác về để bán, chủ yếu cho khách vãng lai qua đường bởi người quen, người sành dùng chỉ cần nhìn vào màu là biết ngay không phải dầu tràm sản xuất tại địa phương. Dầu “nhái’’ này giá rẻ nhưng chất lượng “không biết đâu mà lần’’.

Trên thực tế, dù đã có nhiều bài học, sự trả giá cho việc gian lận theo kiểu “treo dê, bán chó”  nhưng trong thực tế, tình trạng bán  hàng không đúng chất lượng,  hàng đội lốt vì lợi nhuận trước mắt vẫn diễn ra.   

Cách đây chưa lâu, có dịp đến  làng thanh trà nổi tiếng ở Huế. Lãnh đạo địa phương cho biết, rất gian nan mới xây dựng được nhãn hiệu cho đặc sản cây trái này. Việc vận động, tuyên truyền người dân phải giữ uy tín về chất lượng sản phẩm thường xuyên được tổ chức để người dân hiểu, khi người tiêu dùng đã tin, đã chọn với giá cao, ổn định, thì phải bán đúng hàng, đúng chất. Thế nhưng, vẫn có người chưa xem trọng chữ tín, bán lẫn lộn sản phẩm chất lượng và chưa chất lượng. Thậm chí, dù chưa đến mùa thu hoạch, trên địa bàn vẫn có người bày bán thanh trà nơi khác đến, đội lốt thanh trà địa phương. “Thời đại công nghệ, thông tin lan tràn nhanh chóng. Chỉ cần một hình ảnh, một bình luận của khách hàng về sự thiếu trung thực, bán sản phẩm không đúng chất lượng thì hậu qủa sẽ khó lường”, vị lãnh đạo địa phương bày tỏ nỗi lo lắng về việc giữ thương hiệu bền vững cho đặc sản địa phương về lâu dài.

Từ hai câu chuyện trên, một lần nữa, tâm lý “ăn xổi’, chỉ thấy cái lợi trước mắt của người dân là một thực tế cần đánh động. Trong sản xuất kinh doanh, giữ chữ tín, bán đúng hàng, đúng giá, đúng chất lượng là những tiêu chí hàng đầu để tồn tại trong xu thế cạnh tranh trên thương trường.

Nhật Nguyên 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giữ chân nhân lực

Để giải quyết bài toán thiếu giáo viên, ngành giáo dục đang kiến nghị Trung ương tăng chỉ tiêu biên chế.

Giữ chân nhân lực
Tự soi, tự sửa

Hướng dẫn yêu cầu việc triển khai phải gắn với thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Tự soi, tự sửa
Tiết kiệm từ lẵng hoa

Đã thành thông lệ, vào những dịp lễ, kỷ niệm; các đại hội, hội nghị…, hoa là hiện vật không thể thiếu.

Tiết kiệm từ lẵng hoa
Rào cản nhận thức

Đơn cử là một tồn tại lưu cữu tại chợ Đông Ba lâu nay. Là địa chỉ mua bán lớn của TP. Huế và cả tỉnh...

Rào cản nhận thức
Bác tổ trưởng

Từ khi dịch COVID-19 bùng phát, bác tổ trưởng tổ dân phố của chúng tôi ngày nào cũng bận bịu.

Bác tổ trưởng
Return to top