Thế giới Thế giới
Anh bác đề xuất giành quyền phủ quyết Brexit cho các nghị sĩ
Tối 7/2, với đa số phiếu thuận (326 phiếu), Hạ viện Anh đã bác bỏ đề xuất của Công đảng đối lập về việc giành quyền phủ quyết Brexit cho các nghị sĩ.
![]() |
Tòa nhà Quốc hội Anh. (Nguồn: Getty) |
Theo phóng viên TTXVN tại London, đây được coi là một thắng lợi quan trọng của Thủ tướng Theresa May và Chính phủ Anh trong nỗ lực kích hoạt Điều 50 của Hiệp ước Lisbon vào cuối tháng 3/2017 như cam kết để chính thức khởi động tiến trình đưa đảo quốc ra khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit.
Trước đó, phía Công đảng đã đề nghị sửa đổi dự luật Brexit để các hạ nghị sĩ có tiếng nói chuẩn thuận cuối cùng trước khi Chính phủ kích hoạt Điều 50.
Đáng chú ý, đề xuất này đã được một số nghị sĩ đảng Bảo thủ cầm quyền lên tiếng ủng hộ. Để giảm thiểu sức ép, Thủ tướng May đã phải cam kết tiến hành bỏ phiếu về đề xuất sửa đổi dự luật Brexit và phía Công đảng đối lập coi đây là một thỏa hiệp "quan trọng."
Tuy nhiên, với 326 phiếu thuận và 293 phiếu chống, Hạ viện Anh đã phản bác nội dung sửa đổi dự luật của Công đảng.
Trong khi đó, Thủ tướng May cũng đã ngăn chặn được nguy cơ "nổi loạn" của một số nghị sĩ Bảo thủ ủng hộ việc nước Anh tiếp tục ở lại EU.
Theo giới quan sát, nếu sửa đổi này được thông qua, các hạ nghị sĩ sẽ được trao quyền phủ quyết việc kích hoạt Điều 50 của Hiệp ước Lisbon, khiến tiến trình Brexit lâm vào bế tắc./.
Theo Vietnam+
- COVID-19 và bài học về sự liên kết trong một thế giới đầy rủi ro (05/07)
- Các quốc gia châu Á hành động để chống lạm phát tăng cao (04/07)
- Nhiều nền kinh tế lớn dự báo sẽ suy thoái trong 12 tháng tới (04/07)
- Quốc khánh Mỹ 4-7: Nhiều thành phố lớn hủy bắn pháo hoa do bão giá cả (04/07)
- Mối lo lạm phát đè nặng châu Á (04/07)
- Xả súng ở thủ đô Đan Mạch: 3 người chết, một nghi phạm bị bắt (04/07)
- Sử dụng thanh toán kỹ thuật số toàn cầu tăng mạnh giữa đại dịch (03/07)
- 'Cơn bão tài chính mới' liệu có ập tới các nước châu Á? (03/07)
-
Sử dụng thanh toán kỹ thuật số toàn cầu tăng mạnh giữa đại dịch
- Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ”
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu
- Tổng thống Mỹ và Pháp tới Munich dự Hội nghị thượng đỉnh G7
- Phục hồi không đều, lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu
- IATA: Ngành hàng không toàn cầu dự kiến sẽ có lãi vào năm 2023
- Bộ trưởng Y tế G20 bàn cách ứng phó các đại dịch trong tương lai
-
EU thông qua kế hoạch cấm bán xe dùng động cơ đốt trong vào năm 2035
- World Bank: Tỷ lệ “nghèo học vấn” ở trẻ em trên toàn cầu đã tăng lên đến 70%
- Du lịch phục hồi - hàng không toàn cầu “đau đầu” vì thiếu nhân lực
- Ngân hàng Thế giới thành lập Quỹ phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch
- Biến đổi khí hậu khiến năm 2022 trở nên nóng hơn, nhiều lũ lụt hơn
- G7 cam kết viện trợ 5 tỷ USD cải thiện an ninh lương thực toàn cầu
- Đông Nam Á và tiến trình chuyển đổi năng lượng sạch
- WHO phát cảnh báo "khẩn cấp" về đậu mùa khỉ
- Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ”