ClockThứ Năm, 22/12/2011 12:06

Anh chị có nghe?

TTH - Tình cờ, cả hai lần đến văn phòng luật sư, tôi đều gặp một người đàn ông còn trẻ có cái tên như con gái: Mai, nhưng dáng dấp khắc khổ, có vẻ gì rất lo lắng. Tâm trạng của ông "kéo" tôi theo về với câu chuyện dù riêng tư, nhưng là vết buồn của cuộc sống.

1. Phải len vào con hẻm nhỏ xíu, tôi mới tới được nhà Mai. Những bức tường tróc lở và mái lợp bằng tồn cũ kỹ khiến căn nhà đặc sệt vẻ tồi tàn. Thật khác xa so với hình dung của tôi về ngôi nhà, tài sản đang bị mấy anh chị em ruột đưa ra “xào xáo” sau khi bố mẹ họ qua đời không để lại di chúc.

 
Mai kể: “Cha mẹ em sinh được 3 người con. Em là út. Chị gái đầu và anh trai thứ lấy chồng, lấy vợ đều có nhà riêng. Không đâu xa, cũng quanh quanh trong thành phố. Tiền ki cóp được, cha mẹ đâu dám sửa nhà hay chuyển ra mặt phố ở mà để dành hỗ trợ anh và chị khi họ tạo lập chỗ ở mới. Vợ chồng con cái em sống cùng cha mẹ trong ngôi nhà sau con hẻm này.
Khi cha mẹ em có vẻ yếu, bà con họ hàng, cũng có người khuyên các cụ nên định đoạt dứt khoát về nhà đất. Nếu cho thằng út thì phải viết di chúc, ra công chứng làm thủ tục cho đàng hoàng, tránh rắc rối về sau. Cha mẹ gạt đi: “Ruột thịt thương yêu, cho nhau còn không hết, làm chi phải di chúc. Mấy đứa con tui đứa mô chẳng biết, cái nhà ni là để hương khói thờ tự cha mẹ ông bà tổ tiên. Vả lại, cả hai đứa đã nhà cửa đàng hoàng rồi, sau này dư dả, chúng nó còn bù đắp thêm cho thằng út nữa. Điều đó, vợ chồng tui tin chắc nụi luôn”
Vậy nhưng, cha mẹ mất chưa bao lâu thì cả anh và chị đều đánh tiếng, bảo em chia cho họ phần nhà đất thừa kế. Họ nói, nhà chật, không cắt làm 3 được nên em trả bằng tiền cho... tiện. Em đi làm thuê, vợ buôn thúng bán bưng, mấy đứa con đều còn nhỏ, lấy đâu ra tiền mà “thối” lại?”
 
2. Bác hàng xóm liền kề thấy Mai mặt mày khổ sở, phân trần với khách cũng sà vào góp chuyện: “Lạ lắm cô ơi! Ngày xưa anh em sống với nhau hòa thuận, chẳng lúc mô chúng nó to tiếng cãi vã. Hàng xóm như tui còn chưa quên được một lần thằng Mai bị mấy đứa ba trợn gây gổ, đánh trước hẻm. Thằng anh, rồi cả con chị đều xông ra bảo vệ em, đánh nhau rách da, chảy máu. Các cụ nhà này nghiêm khắc lắm, ông bà mà biết con mình đánh nhau với người ta ngoài phố thì có mà đét cho lằn mông. Thế nhưng lần đó, sau khi nghe xong nguyên nhân vì đâu hai đứa lớn sứt đầu mẻ trán, ông bà không những không phạt mà còn xoa đầu vuốt tóc, rồi cho cả ba đứa được đi xem phim rạp “vì anh em biết đùm bọc, bảo vệ nhau”. Rứa mà chừ thì lại...”
Thấy tôi cứ nhìn quanh, nhìn quất cái hẻm nhỏ xíu và những bức tường cũ loang lổ, như đọc được suy nghĩ của người khác, bác hàng xóm chép miệng: “Cô đừng thấy con hẻm nhỏ và cái nhà cũ kỹ mà “coi thường”. Theo quy hoạch sắp thực hiện, một con đường lớn sẽ chạy qua bên hông nhà vợ chồng Mai. Chớp mắt, nhà này ra mặt tiền, 1 mét vuông mấy chục triệu bạc là nằm trong tầm tay rồi đó. Có phải do con đường chạy qua mà...?”.
3. Khói hương Mai mới thắp vấn vít phảng phất quanh di ảnh cha mẹ. Hình như ánh mắt của những người trong ảnh cũng mờ đi. Mai giazi bày: “Cha mẹ em ở “dưới kia” chắc cũng biết anh và chị đòi em thối tiền không có nên gửi đơn tới tòa án rồi. Họ chỉ còn cách để pháp luật xử lý. Tòa tuyên thế nào thì cứ theo thế ấy mà làm. Nhà đã không “cắt” làm ba được, tiền chú út lại không có, thì chắc là phải bán nhà để chia.
Nếu phải bán nhà thật thì khổ cái thân vợ chồng con cái em đã đành, cũng tội nghiệp cho hương linh cha mẹ. Chắc trước mắt các cụ cũng phải theo em đi ở nhà thuê. Mấy hôm nay, hôm nào em cũng thắp hương khấn vái, xin cha mẹ phù hộ độ trì, bảo các anh chị ấy rút đơn lại. Không biết các anh chị ấy có nghe không?”.
 

Phạm Thùy Chi

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trả giá đắt vì giúp bạn trả thù

1 án tử hình, 1 chung thân và 9 bị cáo còn lại nhận mức án từ 2,5 - 14 năm tù là bản án nghiêm khắc dành cho 11 thanh niên trong vụ hỗn chiến kinh hoàng dưới chân đèo Hải Vân (thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc) làm 2 người chết, 3 người trọng thương.

Trả giá đắt vì giúp bạn trả thù
Mất tình ruột thịt

Bất kể vụ tranh chấp nào phải “mang đến” chốn pháp đình cũng phức tạp. Nhưng phức tạp và đau lòng nhất vẫn là những vụ án mà đương sự là người thân ruột thịt trong một gia đình.

Mất tình ruột thịt
Bi kịch do sử dụng ma túy

Học đến lớp 11 thì bỏ học nửa chừng vì bị chúng bạn lôi kéo sử dụng chất ma túy, Lê Ngọc Phú Thịnh (SN 1995, trú phường Kim Long, TP. Huế) trở thành kẻ sát nhân máu lạnh. Đau đớn hơn khi mà nạn nhân lại chính là bà nội của y.

Bi kịch do sử dụng ma túy
Lời cảnh tỉnh

Thiếu cẩn trọng khi tham gia giao thông, người thiệt mạng, người còn vị thành niên bị pháp luật xử lý.

Lời cảnh tỉnh
Vận chuyển gần 5kg ma túy, lãnh 2 án tử hình, 1 án chung thân

Theo đó, tuyên mức án tử hình đối với Phan Văn Bá (SN 1976) và Lê Kim Huân (SN 1990), cùng trú TP. Đà Nẵng; đồng thời tuyên án chung thân đối với Phạm Đăng Huy (SN 1981), trú tỉnh Bình Thuận, trong vụ vận chuyển 14 bánh heroin (gần 5kg) từ Hà Tĩnh vào phía nam, bị bắt giữ tại thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc.

Vận chuyển gần 5kg ma túy, lãnh 2 án tử hình, 1 án chung thân
Return to top