Thế giới

Anh cứng rắn hơn với hệ thống tị nạn hậu Brexit

ClockThứ Tư, 24/03/2021 08:14
TTH.VN - Anh sẽ đưa ra các quy định mới cho những người xin tị nạn, khiến những người tị nạn nhập cảnh bất hợp pháp khó ở lại đất nước này hơn, hướng tới một hệ thống tị nạn công bằng và vững chắc, Bộ trưởng bộ Nội vụ Anh Priti Patel cho biết.

Tình trạng người vượt eo biển Anh xin tị nạn gia tăng đột biếnGiáo hoàng Francis: Đừng bán vũ khí rồi quay lưng với người tị nạnPháp kêu gọi Anh tiếp nhận 1.500 trẻ vị thành niên ở khu lán trại JungleThủ tướng Anh cảnh báo sự nguy hiểm của "dòng di cư không kiểm soát được"

Những người di cư đến Anh bất hợp pháp sẽ khó ở lại nước này hơn. Ảnh minh hoạ: AFP/TTXVN

Kể từ khi Anh hoàn tất việc rút khỏi Liên minh châu Âu (EU) vào cuối năm ngoái, Thủ tướng Boris Johnson đã rất quan tâm đến việc đặt ra một tầm nhìn mới độc lập cho đất nước, đưa ra các chính sách mới về quốc phòng, đối ngoại và nhập cư.

Trong động thái mà Chính phủ Anh gọi là “cuộc đại tu lớn nhất” của hệ thống tị nạn trong nhiều thập kỷ, “Kế hoạch Nhập cư mới” đề ra một kế hoạch tái định cư những người tị nạn có nguy cơ khẩn cấp một cách nhanh chóng hơn, trong khi sẽ thắt chặt hơn các điều luật nhằm gây khó khăn cho những người di cư đến bất hợp pháp.

“Theo Kế hoạch Nhập cư mới của chúng tôi, nếu mọi người đến bất hợp pháp, họ sẽ không còn được hưởng các quyền lợi như những người di cư đến hợp pháp và sẽ khó ở lại hơn”, Bộ trưởng Patel nói trong một tuyên bố.

Theo đó, việc trục lợi từ các vụ di cư bất hợp pháp đến Anh sẽ không còn đáng để mạo hiểm nữa, khi những kẻ buôn người sẽ phải đối mặt với mức án chung thân... Theo lời Bộ trưởng Patel, động thái cứng rắn này có thể giúp cứu mạng người và nhắm vào những kẻ buôn người”.

Bà cũng cho biết những người đến Anh sau khi đi qua một quốc gia an toàn như Pháp sẽ không được vào hệ thống ngay lập tức và chính phủ “sẽ ngăn chặn hành vi lạm dụng hệ thống một cách vô đạo đức nhất bằng cách giả dạng trẻ em”.

Trong cuộc trưng cầu dân ý năm 2016 về tư cách thành viên của EU, ông Johnson lúc đó là người đứng đầu chiến dịch bỏ phiếu với một trong những lời hứa nổi bậc nhất là giảm số lượng nhập cư và chính phủ sẽ tăng cường hệ thống tị nạn hậu Brexit.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhập cư cao kỷ lục, Australia bắt đầu thắt chặt thị thực với du học sinh

Australia sẽ bắt đầu thực thi các quy định chặt chẽ hơn về thị thực đối với sinh viên nước ngoài từ cuối tuần này, khi dữ liệu chính thức cho thấy lượng người di cư đến Australia đã đạt mức cao kỷ lục mới, điều này được cho là có thể làm trầm trọng thêm thị trường nhà cho thuê vốn đã căng thẳng của Australia.

Nhập cư cao kỷ lục, Australia bắt đầu thắt chặt thị thực với du học sinh
Đức chứng kiến số đơn xin tị nạn tăng 51% trong năm 2023

Theo dữ liệu chính thức vừa được công bố ngày 8/1, số đơn xin tị nạn ở Đức đã tăng khoảng một nửa trong năm ngoái, làm tăng thêm áp lực lên chính phủ về việc phải thực hiện đúng lời hứa giảm tình trạng di cư bất thường.

Đức chứng kiến số đơn xin tị nạn tăng 51 trong năm 2023
Anh thắt chặt các biện pháp thị thực để giảm di cư ròng

Theo tin từ Reuters ngày 5/12, Bộ Nội vụ Anh vừa công bố kế hoạch cắt giảm số lượng người di cư đến nước này bằng các con đường hợp pháp, trong bối cảnh Thủ tướng Rishi Sunak phải đối mặt với áp lực giải quyết số di cư ròng cao kỷ lục.

Anh thắt chặt các biện pháp thị thực để giảm di cư ròng
Tăng cường hiểu biết và hợp tác toàn cầu để phát triển AI an toàn, có đạo đức

Trong phát biểu sau khi tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Toàn cầu về Trí tuệ Nhân tạo (AISS) diễn ra tại Anh, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho biết, các quốc gia cần hợp tác cùng nhau để hiểu rõ hơn về trí tuệ nhân tạo (AI) một cách đúng đắn để phát triển và triển khai Frontier AI, cũng như định hình các biện pháp bảo vệ nó.

Tăng cường hiểu biết và hợp tác toàn cầu để phát triển AI an toàn, có đạo đức
Return to top