Thế giới

Anh, EU, Brexit và những áp lực nếu không có thỏa thuận

ClockThứ Ba, 08/12/2020 09:27
TTH - Anh và Liên minh châu Âu (EU) vẫn đang cố gắng, nỗ lực đấu tranh cho một thỏa thuận thương mại khó nắm bắt. Nếu không thể thiết lập được thỏa thuận Brexit, nhiều khả năng sẽ khiến thương mại hỗn loạn, thị trường sụp đổ và gây ra một hậu quả kinh tế quá lớn phải trả giá.

Đàm phán hậu Brexit giữa EU và Anh đạt đột phá trong lĩnh vực nghề cáLãnh đạo EU và Anh điện đàm, thỏa thuận hậu Brexit vẫn bế tắc

Anh, EU đang triển khai những nỗ lực cuối cùng để thiết lập thỏa thuận Brexit có lợi cho hai bên. Ảnh minh họa: Europa/VOV

Theo nhận định và phân tích của giới chuyên gia, một số áp lực tiềm tàng nếu hai bên không có thỏa thuận sau 5 năm khủng hoảng Brexit có thể bao gồm:

Đầu tiên là về đồng bảng Anh. Kể từ kết quả trưng cầu ý dân gây sốc vào ngày 24/6/2016, đồng bảng Anh đã chịu tác động giảm giá 8% so với đồng USD. Đây được xem là mức giảm lớn nhất trong một ngày kể từ thời kỳ tỷ giá hối đoái thả nổi tự do bắt đầu vào những năm 1970.

Về thương mại, Anh sẽ mất quyền tiếp cận ưu đãi miễn thuế và hạn ngạch đối với Thị trường Đơn nhất châu Âu, bao phủ khoảng 450 triệu người tiêu dùng.

Anh sẽ phải tuân theo các điều khoản của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong giao dịch với khối thương mại bao gồm 27 quốc gia. Ngoài ra, Anh cũng sẽ áp đặt mức thuế toàn cầu mới của Vương quốc Anh đối với hàng nhập khẩu của EU, trong khi EU cũng sẽ áp đặt mức thuế chung của mình đối với hàng nhập khẩu của Anh. Các hàng rào phi thuế quan cũng sẽ có thể tạo cản trở cho thương mại, với dự đoán giá cả hàng hóa sẽ tăng đối với cả người tiêu dùng và doanh nghiệp...

Có thể nói, bất kỳ sự gián đoạn nào cũng có thể sẽ được cảm nhận một cách rõ ràng nhất thông qua các ngành công nghiệp phụ thuộc vào chuỗi cung ứng kịp thời bao gồm ô tô, thực phẩm và đồ uống. Các ngành khác có khả năng cũng sẽ bị ảnh hưởng bao gồm dệt may, dược phẩm và các sản phẩm hóa chất, dầu mỏ.

Văn phòng Trách nhiệm Ngân sách Anh (OBR) dự báo, Brexit không thỏa thuận sẽ xóa sổ thêm 2% sản lượng kinh tế Anh vào năm 2021, cùng lúc sẽ làm tăng lạm phát, thất nghiệp và vay nợ công.

Về tác động lâu dài có thể gây tốn kém cho cả Anh và 27 nước thành viên EU còn lại. Cú sốc này sẽ không đồng đều trên khắp châu Âu, với những quốc gia có khả năng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bao gồm Ireland, Hà Lan, Bỉ, Pháp, Luxembourg, Malta và Ba Lan.

Viện nghiên cứu kinh tế Halle dự báo các doanh nghiệp xuất khẩu của EU sang Anh có thể mất hơn 700.000 việc làm nếu không có thỏa thuận thương mại nào được thống nhất.

Không dừng lại ở đó, một Brexit cứng có thể đẩy Anh và EU đối mặt với nhiều áp lực hơn như vấn đề về Bắc Ireland, thủ tục hải quan, khí hậu, môi trường, châu Âu chia rẽ...

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Jakarta Post & Politico)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hơn 100 nhà lãnh đạo thế giới kêu gọi thỏa thuận khẩn cấp nhằm chuẩn bị và ngăn chặn đại dịch trong tương lai

Theo tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hơn 100 nhà lãnh đạo toàn cầu vừa lên tiến kêu gọi các chính phủ nhanh chóng thống nhất để đạt được một thỏa thuận quốc tế đầy tham vọng và công bằng nhằm tăng cường sự chuẩn bị chung của thế giới và ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Hơn 100 nhà lãnh đạo thế giới kêu gọi thỏa thuận khẩn cấp nhằm chuẩn bị và ngăn chặn đại dịch trong tương lai
EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại

Liên minh châu Âu (EU) và Philippines ngày 18/3 cho biết, họ sẽ nối lại các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do, trong bối cảnh EU tìm cách nắm bắt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn của khu vực châu Á và tiếp cận các nguyên liệu thô quan trọng.

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại
Return to top