Thế giới Thế giới
Anh - EU tiếp tục đàm phán: Chưa bên nào chịu nhượng bộ vào phút chót
Hôm qua (18/12), Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết, nước này và Liên minh châu Âu (EU) sẽ tiếp tục đàm phán về thỏa thuận thương mại hậu Brexit.
- » Thủ tướng Anh cảnh báo nguy cơ cao không đạt thỏa thuận với EU
- » Thỏa thuận hậu Brexit: Khó nhưng không phải bất khả thi
- » Vấn đề Brexit: Giai đoạn chuyển tiếp sắp kết thúc khiến Anh lo lắng
- » EU và Anh vẫn có khả năng đạt được thỏa thuận hậu Brexit
- » Anh không lạc quan về việc đạt được thỏa thuận hậu Brexit
Ảnh minh họa: Reuters
Vài giờ trước khi đàm phán với người đồng cấp Anh, Trưởng đoàn đàm phán của EU, ông Michel Barnier cho biết, chỉ còn vài giờ nữa để 2 bên hướng vào con đường hẹp để có được thỏa thuận.
Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn kênh truyền hình SkyNews, Thủ tướng Anh Boris Johnson lại nói rằng, cánh cửa của phía Anh đã rộng mở, song EU nên nhìn nhận lại và thỏa hiệp: “Rõ ràng quan điểm của Vương quốc Anh luôn mong muốn tiếp tục đàm phán nếu có bất kỳ cơ hội đạt được thỏa thuận nào. Song, chúng tôi cần phải có quyền kiểm soát vùng biển của mình và quyền đánh bắt cá. Và chúng tôi sẽ không đồng ý với một hiệp ước không có hai điều cơ bản trên. Tuy nhiên, cánh cửa của chúng tôi vẫn mở. Chúng tôi sẽ tiếp tục đàm phán. Nhưng tôi phải nói rằng mọi thứ đang gặp khó khăn”.
Dù tuyên bố là muốn có thỏa thuận, nhưng Thủ tướng Anh và chính phủ của ông cũng từng khẳng định sẽ vẫn “vui vẻ” rời đi và thực hiện trao đổi song phương theo các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), bởi với Anh, đây vẫn là một kết quả tốt.
Trên danh nghĩa Anh đã rời EU từ ngày 31/1 nhưng hai bên có khoảng thời gian chuyển tiếp kéo dài tới cuối năm 2020 để đàm phán thỏa thuận về quan hệ song phương thời kỳ hậu Brexit. Từ nửa đêm 31/12 tới, Anh sẽ chính thức chấm dứt mọi ràng buộc với EU dù có hay không có thỏa thuận để đảm bảo quan hệ song phương không bị cắt đứt đột ngột.
Đáng chú ý, việc hai bên cuối cùng "chia tay" mà không có thỏa thuận thương mại sẽ khiến mọi hoạt động giao thương phải thực hiện theo các quy định của WTO, với các rào cản thuế quan chặn đứng mọi dòng chảy thương mại vốn đã hội nhập suốt 47 năm qua. Cho đến thời điểm hiện tại, Anh và EU vẫn chưa thể giải quyết bất đồng đối với 2 nội dung cốt lõi, gồm quyền đánh bắt cá, cạnh tranh kinh tế bình đẳng.
Vài ngày trước, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen bày tỏ không mấy lạc quan về thỏa thuận đánh cá. London kiên quyết muốn nối lại toàn bộ quyền kiểm soát với vùng biển nước này sau khi rời khỏi thị trường chung EU. Chính phủ Anh thậm chí tuyên bố đã chuẩn bị sẵn sàng bốn tàu hải quân để bảo vệ vùng biển nước này, đối phó với các tàu cá EU trong trường hợp hai bên không thể đạt được một thỏa thuận thương mại tự do.
Theo kế hoạch, hai tàu Hải quân Anh được triển khai, cùng hai tàu sẵn sàng hỗ trợ sẽ có quyền ngăn chặn và kiểm tra tàu cá EU hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Anh trải dài 200 hải lý (320 km) tính từ bờ biển.
Trong khi đó, các thành viên EU, dù tôn trọng chủ quyền lãnh hải của Anh, song vẫn mong muốn duy trì hạn ngạch đánh bắt tại vùng biển của Anh và một thỏa thuận lâu dài để đem lại sự ổn định cho ngư dân. Trong dự thảo mới nhất ngày 10/12, EU muốn hai bên tiếp tục đánh bắt cá trong vùng biển của nhau trong 12 tháng, bắt đầu từ ngày 1/1/2021 và duy trì dịch vụ đường không, đường bộ, vận chuyển hàng hóa trong sáu tháng. Tuy nhiên, phía Anh đã không chấp nhận.
Theo VOV
- Lạm phát, thiếu hụt lao động làm chậm đà phục hồi chi tiêu của các chuyến công tác (16/08)
- Đức cấp lại visa trên hộ chiếu mẫu mới của Việt Nam có bổ sung nơi sinh (16/08)
- Khu vực Nam bán cầu sẽ có cơ sở sản xuất vaccine mRNA đầu tiên (15/08)
- Ấn Độ: Hành trình vươn mình thành “gã khổng lồ” mới nổi (15/08)
- Philippines: Đại dịch đẩy thêm hàng triệu người vào cảnh nghèo đói (15/08)
- Trung Quốc chịu đợt nóng lớn nhất trong 60 năm (15/08)
- Chính phủ Nhật Bản cân nhắc gói biện pháp bổ sung đối phó lạm phát (15/08)
- Ấn Độ là “đối tác không thể thiếu” của Mỹ (15/08)
-
Đức cấp lại visa trên hộ chiếu mẫu mới của Việt Nam có bổ sung nơi sinh
- Lạm phát, thiếu hụt lao động làm chậm đà phục hồi chi tiêu của các chuyến công tác
- Ấn Độ là “đối tác không thể thiếu” của Mỹ
- Bangladesh chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu
- Giải quyết ô nhiễm không khí phải ở quy mô toàn cầu
- Anh: Dịch vụ đường sắt bị ảnh hưởng do lái tàu trên cả nước đình công
- Pháp kiểm soát cháy rừng ở phía Tây Nam, mở lại đường cao tốc
- Hàn Quốc nỗ lực giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn gây ra
- Ăn trái cây và rau củ tốt cho môi trường hơn so với ăn thịt và pho mát
- Chính phủ Hàn Quốc sẽ tăng hạn ngạch lao động nước ngoài
-
ADB kêu gọi tăng cường nỗ lực giải quyết vấn đề an ninh nguồn nước ở châu Á - Thái Bình Dương
- Kỷ niệm 55 năm thành lập ASEAN: Quảng bá văn hóa ASEAN tại Mexico
- Trung Quốc: Hàng chục người nhiễm loại virus mới chết người
- Mexico hạn chế sản xuất bia do khủng hoảng nguồn nước
- ILO: Lao động trẻ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi những tác động của COVID-19
- CDC Mỹ đưa ra hướng dẫn phòng chống COVID-19 mới
- Hàn Quốc nỗ lực giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn gây ra
- Ăn trái cây và rau củ tốt cho môi trường hơn so với ăn thịt và pho mát
- Đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ hiện nay không liên quan đến loài khỉ
- Bệnh đậu mùa khỉ: Mối lo "dịch chồng dịch" ở châu Âu